Cửu thái, Cửu thái tử, Khởi dương thảo,…còn là tên gọi khác của cây Hẹ, giống cay rau gia vị cực kì quen thuộc và phổ biến trong đời sống ẩm thực Việt.
Đặc tính cây hẹ
Cây hẹ có tên khoa học là Allium tuberosum Rottler ex Spreng, thuộc họ Alliaceae.
Là cây thân thảo, dường như không có thân và cao khoảng gần 10cm. Lá thuôn dài, có màu xanh thẫm hoặc xanh nhạt, mép nguyên. Khi vò lá thì tạo ra mùi nồng, cay nhẹ.
Phát triển xanh tốt quanh năm.
Điều kiện trồng cây hẹ
Hẹ có nguồn gốc ở vùng Đông Nam Á.
Cây chịu sáng trực tiếp đến râm bán phần, phù hợp với đất tơi xốp, đất thịt pha cát cát hoặc đất tổng hợp, đất đen (đất dinh dưỡng và thoát nước tốt).
Cách trồng, chăm sóc và thu hoạch cây hẹ
Cách trồng:
Trồng hẹ bằng cách tách bụi.
Có thể trồng trong thùng xốp, chậu hoặc đất vườn.
Chăm sóc:
Hẹ khá dễ trồng và tốn ít công chăm sóc.
Khi đã bén rễ thì cây sẽ phát triển khá nhanh.
Muốn hẹ cho ra nhiều lá và mượt lá cần chú ý đến ánh sáng, nước và phân bón cho cây.
Hẹ là cây ăn thường xuyên, vì khi thu hoạch sẽ cho ra đợt lá mới rất nhanh nên ít tốn công chăm sóc của con người. Tuy nhiên chú ý đến làm cỏ cho cây.
Tưới nước: Cần tưới nước hằng ngày, tưới nhẹ, giữ ẩm với lượng vừa phải, tránh quá nhiều nước sẽ gây tình trạng úng rễ dẫn đến chết cây.
Thu hoạch: Thu hoạch ở phần lá. Sau khi thu hoạch cần bổ sung phân bón, nước để cây nhanh chóng hồi phục và phát triển lá mới.
Xem ngay dịch vụ chăm sóc và bảo dưỡng cây cảnh để được tư vấn trồng hẹ miễn phí tại nhà.
Lưu ý theo mùa khi trồng
Hẹ là cây ưa sáng, cần lượng nước vừa phải, nên tránh trồng những lúc có mưa quá lớn sẽ dễ làm cây chết úng; hạn chế không trồng cây ở điều kiện nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh, sẽ làm cây khó phát triển, phát triển chậm hoặc hư rễ dẫn đến chết cây.
Tác dụng
Hẹ có vai trò vô cùng quan trọng trong ẩm thực Việt và là vị thuốc tốt trong Y học dân gian.
Vai trò thực phẩm:
Hẹ có thể dùng trong rất nhiều món ăn mà điển hình là cháo, các món rau sống, xào, bánh hẹ,…
Hương vị hẹ gây cảm giác kích thích thèm ăn, không chỉ đem lại thẫm mỹ mà còn tạo hương vị rất tốt.
Vai trò trong Y học:
Trong Y học dân gian, hẹ có vị cay, hơi chua, tính ấm với nhiều công dụng như: trị mộng tinh, đau lưng, khản tiếng, ho, cầm máu, tiêu đờm, tán huyết,bổ dương, tốt cho thận, táo bón, ghẻ, giun kim, suyễn, viêm loét dạ dày, trĩ, đái tháo đường, gan nhiễm mỡ, ung thư thực quản,…
Khi sử dụng hẹ trong điều trị bệnh cần có sự tham khảo từ người có chuyên môn để tránh các trường hợp không mong muốn có thể xảy ra.