Cây kinh giới, đây là một loại cây gia vị đồng thời là cây thuốc quý, còn có tên gọi khác là khương giới hay giả tô, được trồng rất nhiều trong vườn và là loại lá không thể thiếu trong ẩm thực Việt.
Đặc tính
Kinh giới có tên khoa học là Elsholtzia cristata.
Là loại cây thân thảo, thuộc họ Hoa Môi. Kinh giới thân vuông, thẳng, cao khoảng 30-50cm, toàn thân thường có lông mịn, ngắn. Lá dài từ 5-8cm, rộng khoảng 3-6cm, mép răng cưa. Hoa nhỏ, mọc thành chùm trên ngọn, có màu tím nhạt. Cây có tinh dầu thơm đặc trưng, cay và vị đắng.
Điều kiện trồng cây
Kinh giới phân bố chủ yếu ở vùng đất địa hình đồi núi, đất bỏ hoang, bờ sông, suối ở Ấn Độ, Campuchia, Lào, Việt Nam,…chủ yếu ở châu Á, sau có du nhập vào một vài vùng ở châu Âu và Bắc Mỹ.
Kinh giới chịu sáng tốt, phù hợp với đất tơi xốp, đất đen hoặc đất tổng hợp, dễ trồng, dễ chăm sóc.
Cách trồng, chăm sóc và thu hoạch
Cách trồng Kinh giới được trồng bằng hạt hoặc cây con từ hạt. Trồng ở nơi thoáng khí, thoáng mát, nhiều ánh sáng.
Chăm sóc Kinh giới là loại cây rau thơm trồng “dễ dãi”. Bởi loại này khá dễ trồng và khi đã bám rễ vào đất thì cứ như cỏ dại mà phát triển nên không tốn quá nhiều công sức hay phân bón. Tuy nhiên cần chú ý đến lượng nước, ánh sáng và phân phù hợp để cây không bị còi.
Khâu tưới nước Cần tưới nước cho cây hàng ngày, tưới giữ ẩm với lượng vừa phải, tránh quá nhiều nước sẽ gây tình trạng úng rễ dẫn đến chết cây.
Thu hoạch
- Kinh giới thu hoạch chủ yếu là lá (có thể toàn bộ trừ rễ tùy vào mục đích thu hoạch).
- Sau khi thu hoạch cần chú ý đến phân bón, nước và ánh sáng để cây phát triển xanh tốt hơn.
Lưu ý theo mùa khi trồng Như đã đề cập ở trên, kinh giới ưa sáng, cần lượng nước hằng ngày nhưng vừa phải, nên tránh trồng những lúc có mưa quá lớn sẽ dễ làm cây chết úng; hạn chế không trồng cây ở điều kiện nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh, sẽ làm cây khó phát triển, phát triển chậm hoặc hư rễ dẫn đến chết cây. Cây trồng được mọi lúc mọi nơi.
Tác dụng Kinh giới là loại rau được nhiều bà nội trợ ưa thích bởi nó không chỉ là rau thơm trong các món ăn mà còn mang nhiều dinh dưỡng và là vị thuốc quý trong Đông Y
Vai trò thực phẩm:
Dinh dưỡng dồi dào: Xơ, canxi, sắt, magie, photpho, kali, natri, kẽm, vitamin c,…
Kinh giới sau khi thu hoạch lá, rửa sạch, để ráo trộn kèm với rau sống ăn tươi chấm mắm hoặc kèm thịt luộc, thịt kho rất thơm và tròn vị.
Vai trò trong Y học
Kinh giới có vai trò và công dụng quan trọng trong Y học, là vị thuốc lành, hỗ trợ điều trị và chữa được các bệnh như:
- Chữa cảm lạnh, xổ mũi, nhức đầu, hạ sốt
- Đau họng, nôn mửa
- Dị ứng, ban chẩn, phong độc
- Mụn nhọt, ho, mất tiếng
- Rôm sẩy, mẩn ngứa
- Xuất huyết
- Làm đẹp, trắng da
- Đau nhức đầu xương khớp
Tuy nhiên khi sử dụng kinh giới trong điều trị bệnh cần có sự tham khảo từ người có chuyên môn để tránh các trường hợp không mong muốn có thể xảy ra.