Nếu bạn là một tín đồ thịt nướng thì hẳn là quá quen với em lá lốp đúng không nào? Một trong những loại lá tạo ra tuyệt chiêu ngon khó cưỡng đối với các món nướng, trong đó có bò nướng lá lốp.
Đặc tính
Lá lốp còn là tên gọi khác của lá lốt (tên khoa học là: Piper lolot).
Cây lá lốp thuộc họ Hồ tiêu, thân thảo, dây leo đa niên. Lúc nhỏ, mọc đứng, khi lớn có thân bò dài trên các giá đở như cây chết, thảm thực vật.
Thân lá màu xanh lục sậm, có lông ngắn, mịn; lá đơn, mọc cách khoảng, so le, phiến lá rộng hình trứng hoặc hình tim, không đối xứng, dài từ 10-12cm, mặt trên nhẵn, láng, màu xanh lục sậm, mặt dưới có lông mịn, màu xanh lục nhạt, mép nguyên; hoa rất nhỏ, hình trụ, màu trắng, mọc thành cụm ở nách lá; quả mọng có một hạt, ra hoa vào mùa thu từ tháng 8 đến tháng 10.
Lá lốp chứa tinh dầu thơm đặc trưng.
Điều kiện trồng cây
Lá lốp có nguồn gốc từ châu Á, sau được phổ biến ở nhiều nước châu Mỹ và Châu Đại Dương.
Lá lốp chịu sáng bán phần đến râm mát (ưa sáng và ưa ẩm-bán phần), phù hợp với đất tơi xốp, đất thịt pha cát cát hoặc đất tổng hợp, đất đen, dễ trồng, dễ chăm sóc.
Lá lốp rất ít khi bị sâu bệnh và đặc biệt là phát triển rất nhanh.
Cách trồng, chăm sóc và thu hoạch
Cách trồng: Trồng lá lốp bằng cách giâm cành, cắt những đoạn cành khỏe, đặt nơi ẩm ướt, sau khi cành bén rễ có thể trồng trực tiếp tại những nơi có giá đỡ như hàng rào, cây khô, tường,…
Chăm sóc: Lá lốp khá dễ trồng và tốn ít công chăm sóc. Khi đã bén rễ thì cây sẽ phát triển khá nhanh. Tuy nhiên muốn cây lá lốp cho ra nhiều lá và mượt lá cần chú ý đến ánh sáng, nước và phân bón cho cây.
Khâu tưới nước: Cần tưới nước hằng ngày, tưới nhẹ, giữ ẩm với lượng vừa phải, tránh quá nhiều nước sẽ gây tình trạng úng rễ dẫn đến chết cây.
Thu hoạch: Thu hoạch lá lốp chủ yếu ở phần lá. Sau khi thu hoạch cần có sự “bồi bổ” thêm về phân bón, nước để cây nhanh chóng hồi phục, đẻ nhánh, ra lá lứa mới nhiều và nhanh hơn.
Lưu ý theo mùa khi trồng
Như đã đề cập ở trên, cây lá lốp một loại cây rau gia vị ưa sáng nhưng cũng ưa ẩm (bán râm), cần lượng nước nhẹ, vừa phải, nên tránh trồng những lúc có mưa quá lớn sẽ dễ làm cây chết úng; hạn chế không trồng cây ở điều kiện nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh, sẽ làm cây khó phát triển, phát triển chậm hoặc hư rễ dẫn đến chết cây.
Tác dụng
Lá lốp đã đem tới cho ẩm thực Việt một làn gió mới, nhất là trong việc kết hợp với đồ nướng, đồng thời còn có nhiều tác dụng trong Đông y.
Vai trò thực phẩm:
- Lá lốt sau khi thu hái lá rửa sạch, để ráo và có thể dùng trong các cách chế biến sau đây:
- Dùng ăn sống: Lá lốp có vị cay, the, thơm nên có thể thái nhỏ trộn với rau sống dùng ăn kèm các món khác.
- Dùng chiên, xào: Lá lốp non được sắc nhuyễn hoặc thái sợi xào, chiên với một số loại thịt gia cầm hoặc hải sản giúp tăng hương vị, khử mùi tanh.
- Dùng nấu canh, lẫu: Lá lốp non có thể sắc nhuyễn hoặc để nguyên bỏ lẫu hay nấu canh chả cá, thịt bằm, thịt bò,…đều rất bắt vị.
- Dùng làm vỏ trong các món nướng: Trong làng đồ nướng phải kể đến món bò nướng lá lốp nức tiếng. Sử dụng lá lốt non hoặc chưa già lắm cuốn quanh miếng thịt đã tẩm ớp, khi nướng thì bắt mùi thơm cực kì, khi ăn thì gọi là ngon mà rất đậm vị.
Vai trò trong Y học:
Trong Đông y lá lốp vốn là một loại cây rau thơm có vị nồng, hơi cay, tính ấm, chống hàn, giảm đau và có nhiều công dụng như:
- Chữa thấp khớp, đau nhức xương
- Chữa đau răng
- Chữa chứng ra mồ hôi tay, chân
- Chữa rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, nôn mửa,…
- Một số hoạt chất trong lá lốp có tính kháng khuẩn, chống viêm,…
Khi sử dụng lá lốp trong điều trị bệnh cần có sự tham khảo từ người có chuyên môn để tránh các trường hợp không mong muốn có thể xảy ra.