Ngò ôm, Ngò om, Ngỗ, Ngỗ thơ, Ngỗ ôm, Mò om, Ngỗ hương…còn là những tên gọi khác của cây Rau ngỗ điếc, giống cây rau gia vị vô cùng quan trọng trong món canh chua dân giã thuần Việt.
Đặc tính cây rau ngỗ điếc
Cây rau ngỗ điếc có tên khoa học là Limnophila aromatica, thuộc họ Plantaginaceae.
Là cây thân thảo, mọc bò, rỗng bên trong, kết cấu giòn, dai và dài khoảng 20-30cm. Lá nhẵn, mọc đối, có màu xanh lơ nhạt, mép hình răng cưa. Hoa nhỏ, mọc ở nách lá. Quả nhỏ, hạt nhẵn, có màu đen nhạt.
Thân và lá của rau ngỗ điếc đều có mùi thơm rất đặc trưng.
Điều kiện trồng cây rau ngỗ điếc
Rau ngỗ điếc có nguồn gốc ở vùng Đông Nam Á.
Ở Việt Nam, rau ngỗ điếc phân bố chủ yếu ở miền Trung và miền Nam.
Rau ngỗ điếc chịu sáng toàn phần đến râm mát, phù hợp với đất tơi xốp, đất thịt pha cát cát hoặc đất tổng hợp, đất đen, hoặc cũng có thể sống nổi trên mặt nước.
Cách trồng, chăm sóc và thu hoạch cây rau ngỗ điếc
Cách trồng:
Trồng bằng cách giâm cành
Có thể trồng trong thùng xốp, chậu hoặc đất vườn.
Chăm sóc:
Rau ngỗ điếc khá dễ trồng và tốn ít công chăm sóc.
Khi đã bén rễ thì cây sẽ phát triển nhanh.
Cần chú ý đến ánh sáng, nước và phân bón cho cây để cây tươi tốt hơn.
Tưới nhiều nước, giữ ẩm khu vực xung quanh cây hoặc tham khảo thêm về dịch vụ chăm sóc cây cảnh để được tư vấn kỹ hơn khi trồng cây rau ngỗ điếc.
Thu hoạch: Thu hoạch ở phần thân non, bao gồm cả lá. Sau khi thu hoạch cần bổ sung phân bón, nước để cây nhanh chóng hồi phục, đẻ nhánh và phát triển.
Lưu ý theo mùa khi trồng
Rau ngỗ điếc là cây ưa sáng nhưng cũng ưa ẩm (bán râm), cần lượng nước nhẹ, vừa phải, nên tránh trồng những lúc có mưa quá lớn sẽ dễ làm cây chết úng; hạn chế không trồng cây ở điều kiện nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh, sẽ làm cây khó phát triển, phát triển chậm hoặc hư rễ dẫn đến chết cây.
Tác dụng
Rau ngỗ điếc có một vị trí và vai trò quan trọng trong đời sống người Việt
Vai trò thực phẩm:
Đây là loại rau gia vị khá giống với chanh, thì là, có hương hơi nồng, thơm và cay rất nhẹ vì vậy thường được dùng trong canh chua hoặc món chân giò giả cày. Tác dụng của nó là giải mùi tanh, bắt mùi thơm và làm cho món ăn trở nên hấp dẫn hơn.
Vai trò trong Y học:
Trong Đông y rau ngỗ điếc có vị nồng, hơi cay, tính ấm với nhiều công dụng như: Cầm máu, chữa đau thắt bụng, sỏi thận,…
Khi sử dụng rau ngỗ điếc trong điều trị bệnh cần có sự tham khảo từ người có chuyên môn để tránh các trường hợp không mong muốn có thể xảy ra.