Phổ biến trên khắp thế giới, từ những công trình trên đất cho đến vùng đất bán sình lầy, ven bờ ao, thủy trúc đã “ngự trị” trong giới cây cảnh từ rất lâu năm bởi sức sốn bền bỉ và thân hình quyến rũ mà mộc mạc của mình.
Đặc tính của cây thủy trúc
Cây thủy trúc còn có các tên gọi khác như Lát dù, trúc ngược và có tên khoa học là Cyperus involucratus, thuộc họ Cyperaceae.
Thân thảo, mọc bụi và cao từ 0,5-2m. Thân tròn, tương đối cứng, nhẵn và có màu xanh đậm. Lá mỏng, màu xanh đồng nhất (có nhạt hơn một chút) so với thân, xòe tròn ra ở đỉnh và có xu hướng cong xuống phía dưới đất. Hoa thủy trúc có cuống dài,chung với cuống lá, xòe tròn nổi trên tán lá bắc, có màu trắng khi còn non và chuyển sang nâu khi về già. Rễ chùm, bám chắc, bám khỏe vào đất.
Thích nghi khá tốt với điều kiện môi trường sống khắc nghiệt, trên đất lẫn bán đầm lầy, tốc độ sinh trưởng nhanh, sống bền và sức sống cao.
Là thực vật bán cạn.
Điều kiện trồng cây
Thủy trúc có nguồn gốc từ Madagasca.
Ở Việt Nam, thủy trúc được phân bố rộng khắp.
Là cây chịu sáng tốt, chịu được cả bóng râm.
Thích hợp trồng ở chậu hoặc phần đất rộng, thoáng…và hợp với đất trồng tơi xốp, đất đen, đất tổng hợp, đất thịt pha cát, đất sình lầy.
Cách trồng và chăm sóc
Cách trồng: Trồng thủy trúc bằng cách tách bụi. Thủy trúc khá dễ nhân giống và phát triển rất nhanh, ngay cả trong điều kiện đất ít dinh dưỡng.
Chăm sóc:
- Thủy trúc tương đối dễ chăm vì chúng thích nghi tốt với điều kiện môi trường, ít sâu bệnh và có sức sống cao.
- Chăm sóc thủy trúc không cần cầu kì về kĩ thuật, tuy nhiên cần chú ý đến phân bón bổ sung dinh dưỡng cho cây để cây phát triển, đồng thời nên tỉa bỏ lá cỗi, lá vàng úa cho cây để tạo cảm quan và ngừa sâu bệnh tốt hơn.
- Cần tưới nhẹ giữ ẩm khu vực đất xung quanh cây (đối với cây trồng trong chậu đất, trên đất cạn).
Thủy trúc có thể chịu hạn lẫn chịu úng tốt, tuy nhiên nếu mức nước ngập lên thân cây quá cao thì cây rất dễ úng, thối, rụng lá và dẫn tới cây có thể chết.
Cây thường rụng lá vì vậy nếu trồng ven hồ, tiểu cảnh nên cần chú ý tỉa lá già, thu nhặt lá rụng để tráng làm ô nhiễm môi trường nước.
Lưu ý theo mùa khi trồng
Thủy trúc ưa sáng hoặc bóng râm nhu cầu nước, dinh dưỡng trung bình, nên tránh trồng những lúc có mưa quá lớn sẽ dễ làm cây chết úng; hạn chế không trồng cây ở điều kiện nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh, sẽ làm cây khó phát triển, phát triển chậm hoặc hư rễ dẫn đến chết cây.
Công dụng, ý nghĩa:
Với dáng hình độc đáo, tán lá mỏng nhẹ, thân cây thanh mảnh, màu sắc hài hòa cùng với sức sống mãnh liệt nên thủy trúc thường được ưa chọn làm cây cảnh trang trí công trình, đô thị, vườn nhà, khuôn viên xí nghiệp, cơ quan, công viên, khu du lịch, nghỉ dưỡng, khu biệt thự, quán café…
Trang trí tiểu cảnh, hồ cây thủy sinh bán cạn, hồ nước,…
Thủy trúc còn có khả năng lọc bụi bẩn, điều hòa không khí, lọc sạch nước và tạo cảm quan môi trường rất tốt.
Ý nghĩa: Thủy trúc mang ý nghĩa về sự may mắn và tốt lành.