Giấp cá, Dấp cá, Diếp cá, Lá giấp, Rau giấp,…còn là tên gọi khác của cây Rau diếp, loại cây rau gia vị quen thuộc trong đời sống ẩm thực Việt với món rau sống cùng nhiều công dụng trong Đông y.
Đặc tính cây rau diếp
Cây rau diếp có tên khoa học là Houttuynia cordata, thuộc họ Saururaceae.
Là cây thân thảo, mềm và cao từ 10-50cm. Có rễ ngầm và nhiều rễ phụ ở các đốt trên thân. Lá đơn, hình tim, mọng nước, có màu xanh đậm (mặt trên), xanh nhạt (mặt dưới), mép nguyên, có mùi tanh như mùi cá. Hoa mọc chùm, có nhiều lá bắc, vàng nhẹ và thường ra hoa vào tháng 5- tháng 8. Quả nhỏ, hạt hình trái xoan, đen, nhẵn .
Cây xanh quanh năm, ưa ẩm ướt.
Điều kiện trồng cây rau diếp
Rau diếp có nguồn gốc ở Châu Á.
Ở Việt Nam, cây phân bố chủ yếu ở miền Trung, miền Nam
Là cây chịu sáng bán phần đến râm mát,phù hợp với đất tơi xốp, đất thịt pha cát cát hoặc đất tổng hợp, đất đen.
Cách trồng, chăm sóc và thu hoạch cây rau diếp
Cách trồng:
Trồng bằng cách giâm cành,
Có thể trồng trong thùng xốp, chậu hoặc đất vườn.
Chăm sóc:
Rau diếp khá dễ trồng và tốn ít công chăm sóc.
Muốn cây xanh tốt cần chú ý đến ánh sáng, nước và phân bón cho cây.
Nếu thừa nắng, cây sẽ cháy lá, héo và chết.
Nếu thiếu phân bón, nước rau diếp còi cạc và kém phát triển.
Xem thêm: Dịch vụ chăm sóc và bảo dưỡng cây cảnh
Tưới nước: Cần tưới nhiều nước hằng ngày, giữ ẩm vùng đất xung quanh cây.
Thu hoạch: Thu hoạch chủ yếu ở phần lá hoặc đọt non tươi. Sau khi thu hoạch cần bổ sung thêm về phân bón, nước để cây nhanh chóng hồi phục, đẻ nhánh và phát triển.
Lưu ý theo mùa khi trồng
Là cây ưa bóng râm, sáng nhẹ, cần lượng nước vừa phải, nên tránh trồng những lúc có mưa quá lớn sẽ dễ làm cây chết úng; hạn chế không trồng cây ở điều kiện nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh, sẽ làm cây khó phát triển, phát triển chậm hoặc hư rễ dẫn đến chết cây.
Tác dụng
Vai trò thực phẩm:
Trong đời sống ẩm thực, rau diếp có thể dùng để làm gỏi hoặc ăn kèm với rau sống với các món ăn như: gỏi, cuốn, bún, hoặc được sử dụng ở dạng khô, sấy (sắc nước uống).
Vai trò trong Y học:
Trong Đông y rau diếp (vị cay, chua, có mùi tanh, tính mát) với nhiều công dụng như: lợi tiểu, trị đái buốt, kháng viêm, cầm máu, hạ sốt, viêm tai giữa, viêm phổi do sởi, trĩ, táo bón, viêm ruột, sỏi thận, sởi, mụn nhọt, giải nhiệt, thai chết lưu, viêm âm đạo,…