Vú sữa, giống cây ăn trái cực kì quen thuộc đối với nhiều người, với những quả mọng có nhân mềm, ngọt và đầy dinh dưỡng.
Đặc tính cây vú sữa
Cây vú sữa có tên khoa học là Chrysophyllum cainino, thuộc họ Sapotaceea.
Cây thân gỗ nhỏ, phân nhánh và cao từ 10-15m. Lá đơn, dày, thuôn dài, màu xanh thẫm ở mặt trên, vàng nhạt ở mặt dưới và có mép nguyên. Hoa mọc chùm, màu trắng ánh tía, hương thơm dịu. Quả tròn, xanh nhạt khi còn non và chuyển tím, hồng tía khi chín. Quả chín có nhân trắng, hồng nhạt, mềm, ngọt thanh tự nhiên, vỏ chứa mủ. Hạt màu đen, từ 1,5-2cm.
Cây vú sữa cho trái quanh năm nhưng thường tập trung vào tháng 2-3 dương lịch.
Hiện nay, ở Việt Nam có nhiều giống vú sữa khác nhau: vú sữa Lò Rèn (giống nổi tiếng), vú sữa nâu tím, vú sữa vàng,…
Thích nghi khá tốt với điều kiện môi trường sống, tốc độ sinh trưởng nhanh, sống bền và sức sống cao.
Điều kiện trồng cây vú sữa
Có nguồn gốc ở Antilles và châu Mỹ nhiệt đới.
Tại Việt Nam, vú sữa được trồng nhiều ở các tinh miền Nam, Trung,…
Là cây cảnh chịu sáng nhẹ đến bán phần.
Thích hợp trồng ở chậu (vú sữa cảnh) hoặc phần đất rộng, thoáng…và hợp với đất trồng tơi xốp, đất đen, đất tổng hợp, đất thịt pha cát,…(đất dinh dưỡng, thoát nước tốt)
Cách trồng và chăm sóc cây vú sữa
Cách trồng: Trồng vú sữa bằng cách chiết cành hoặc ghép cành.
Chăm sóc:
Vú sữa rất dễ chăm vì chúng thích nghi tốt với điều kiện môi trường khắc nghiệt, ít sâu bệnh và có sức sống cực kì cao.
Chăm sóc vú sữa không cần cầu kì về kĩ thuật, tuy nhiên cần chú ý tỉa cành già cỗi cho cây (nhất là khi trước mùa mưa bão) để hạn chế hãy đổ, tạo cảm quan và ngừa sâu bệnh tốt hơn.
Ure, NPK,..là những loại phân thích hợp cho cây.
Cần tưới nhiều nước, giữ ẩm khu vực đất xung quanh cây.
Xem thêm dịch vụ chăm sóc và bảo dưỡng cây hoa cảnh sân vườn từ Dịch Vụ Xanh để được tư vấn chăm sóc cây vú sữa hiệu quả và an toàn
Lưu ý theo mùa khi trồng
Vú sữa ưa sáng nhẹ, nhu cầu nước, dinh dưỡng trung bình, nên tránh trồng những lúc có mưa quá lớn sẽ dễ làm cây chết úng; hạn chế không trồng cây ở điều kiện nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh, sẽ làm cây khó phát triển, phát triển chậm hoặc hư rễ dẫn đến chết cây.
Công dụng, ý nghĩa:
Vú sữa không chỉ cho bóng mát mà còn có quả ngọt nên thường được chọn trồng ở một số nơi công trình, vườn nhà hoặc khai thác kinh tế.
Quả vú sữa có thể ăn trực tiếp, hoặc chế biến thành một số món ăn vặt, trong đó có hoa quả dầm.
Trong Y học dân gian, vú sữa (lá, vỏ cây) có một số tác dụng chữa bệnh như: ngăn ngừa đái đường, thấp khớp, ho, …
Việt Nam là nước duy nhất trên thế giới xuất khẩu vú sữa ( giống quả này cũng xuất hiện ở nhiều nước song chỉ tiêu thụ nội địa).
Có khả năng lọc bụi bẩn, điều hòa không khí và tạo cảm quan môi trường rất tốt.
Ý nghĩa: Trong dân gian, vú sữa mang trên mình một câu chuyện vô cùng cảm động về tình mẹ: Khi người con quá hư hỏng, theo bạn bè xấu đi chơi, sau đói khát trở về thì chỉ thấy một cây lạ (do người mẹ đau khổ, mòn mỏi đợi con mà hóa thành cây vú sữa) cho quả, bèn hái ăn thì thấy ngọt như dòng sữa mẹ. Đó chính là lí do cho tên gọi của cây sau này.