Cây đu đủ, một loại cây ăn trái quen thuộc trong vườn nhà của người Việt. Đây là giống cây cho nhiều quả với sắc vàng tươi hấp dẫn cùng nguồn dưỡng chất quý giá rất có lợi cho sức khỏe con người.
Đặc tính cây đu đủ
Cây đu đủ có tên khoa học là Carica papaya, thuộc họ Caricaceae.
Thân thảo, mọc thẳng, có nhiều vết sẹp do lá rụng để lại, kết cấu hơi mềm, giòn và thường cao từ 2-10m. Lá đơn với cuống rỗng, dài, có màu xanh đậm, xẻ chân chim với các thùy sâu, mép nguyên. Hoa mọc chùm, có màu trắng hướng vàng, xanh nhẹ, Quả to, dài có màu xanh khi sống và chuyển vàng lúc chín, thường rỗng trong ruột. Hạt nhiều, có màu đen hoặc nâu, nhỏ, hình tròn.
Điều kiện trồng cây đu đủ
Đu đủ có nguồn gốc ở miền Nam Mexico, Trung Mỹ, Nam Mỹ.
Ở Việt Nam, cây phân bố chủ yếu ở miền Trung và miền Nam.
Là cây chịu sáng trực tiếp,phù hợp với đất tơi xốp, đất thịt pha cát hoặc đất tổng hợp, đất đen (đất dinh dưỡng, thoát nước tốt).
Cách trồng, chăm sóc và thu hoạch cây đu đủ
Cách trồng:
Trồng đu đủ bằng cách gieo hạt.
Có thể trồng trong thùng xốp, chậu hoặc đất vườn.
Chăm sóc:
Đu đủ khá dễ trồng và tốn ít công chăm sóc.
Để đu đủ xanh tốt, ra quả cần chú ý đến ánh sáng, nước và phân bón cho cây.
Nếu thiếu nước hoặc phân bón sẽ làm cho cây còi cọc, vàng lá, chậm lớn, trái nhỏ.
Đọt lá, quả non có sâu, bọ thường tấn công nên cần chú ý phòng ngừa.
Tưới nước: Tưới nhẹ, giữ ẩm vùng đất xung quanh cây.
Thu hoạch: Thu hoạch quả. Sau khi thu hoạch cần bổ sung phân bón, nước để cây nhanh chóng hồi phục và phát triển.
Xem thêm: Dịch vụ chăm sóc và cắt tỉa cây cảnh sân vườn để hiểu rõ hơn về quy trình, hướng dẫn và cách trồng cũng như chăm soc cây đu đủ đúng cách và phát triển nhanh.
Lưu ý theo mùa khi trồng
Là cây ưa sáng toàn phần, cần lượng nước vừa phải, nên tránh trồng những lúc có mưa quá lớn sẽ dễ làm cây chết úng; hạn chế không trồng cây ở điều kiện nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh, sẽ làm cây khó phát triển, phát triển chậm hoặc hư rễ dẫn đến chết cây.
Tác dụng
Vai trò thực phẩm:
Đu đủ có thể ăn trực tiếp khi chín vàng, hương vị thơm ngon, ngọt thanh, kết cấu mềm mịn hoặc giòn và giàu vitamin A, axit amin cùng nhiều loại dưỡng chất khác.
Ngoài ra, đu đủ còn có thể làm sinh tố.
Quả đu đủ xanh được dùng làm gỏi, nộm, hầm hoặc khi hừng thì làm mứt, muối dưa kiệu.
Đu đủ còn là một trong ngũ quả trên mâm cúng ngày Tết với ý nghĩa về sự mong ước sung túc, đủ đầy. Ngoài ra, cây đu đủ cũng được ưa chuộng trồng làm cây cảnh sân vườn ở những nơi có diện tích rộng.
Vai trò trong Y học:
Vì có nhiều dinh dưỡng nên đu đủ mang nhiều công dụng như:thanh nhiệt, giải độc, làm đẹp da, chống oxi hóa, kích thích tiêu hóa, nhuận tràng …