Tầm ruột, Chùm giuộc, Tầm duộc,… còn là tên gọi khác của cây Chùm ruột, một giống cây cảnh sân vườn rất sai quả với những quả nhỏ không chỉ dễ thương về hình dáng, màu sắc mà còn rất riêng trong hương vị.
Đặc tính cây chùm ruột
Cây chùm ruột có tên khoa học là Phyllanthus acidus, thuộc họ Phyllanthaceae.
Cây thân gỗ nhỏ, vỏ xám nâu, sần sùi và cao từ 2-9m. Tán cây rậm rạp. Lá mọc so le, màu xanh đậm, mép nguyên. Hoa mọc thành chùm, thường nở từ tháng 3- tháng 5, có màu hồng nhẹ, đường kính hoa nhỏ. Quả sai vào mùa tháng 6- tháng 8, hình trọn, chia thành 6 khía cạn, có màu xanh lơ và đường kính từ 2-2,5cm. Quả chín có vị chua là chính, ngọt dịu, kết cấu mềm, hơi giòn. Mỗi quả sẽ chứa một hạt, màu trắng xám.
Thích nghi khá tốt với điều kiện môi trường sống (chịu hạn, úng tốt), tốc độ sinh trưởng trung bình, sống bền và sức sống cao.
Điều kiện trồng cây chùm ruột
Có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới.
Ở Việt Nam, chùm ruột phân bố chủ yếu ở miền Nam.
Là cây ăn trái chịu sáng trực tiếp.
Thích hợp trồng ở chậu hoặc phần đất rộng, thoáng…và hợp với đất trồng tơi xốp, đất đen, đất tổng hợp, đất thịt pha cát,…(đất dinh dưỡng, thoát nước tốt)
Cách trồng và chăm sóc cây chùm ruột
Cách trồng: Trồng bằng cách gieo hạt.
Chăm sóc:
Chùm ruột rất dễ chăm, ít sâu bệnh và có sức sống cực kì cao.
Chăm sóc chùm ruột không cần cầu kì về kĩ thuật, tuy nhiên cần chú ý đến phân bón bổ sung dinh dưỡng cho cây để cây phát triển, đồng thời nên tỉa cành già cỗi cho cây để tạo cảm quan và ngừa sâu bệnh tốt hơn. Đồng thời sử dụng dịch vụ chăm sóc và cắt tỉa cây cảnh để được tư vấn miễn phí khi trồng cây
Cần tưới vừa nước, giữ ẩm khu vực đất xung quanh cây.
Lưu ý theo mùa khi trồng
Chùm ruột ưa sáng toàn phần, nhu cầu nước, dinh dưỡng trung bình, nên tránh trồng những lúc có mưa quá lớn sẽ dễ làm cây chết úng; hạn chế không trồng cây ở điều kiện nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh, sẽ làm cây khó phát triển, phát triển chậm hoặc hư rễ dẫn đến chết cây.
Công dụng, ý nghĩa:
Chùm ruột có dáng đẹp, quả ngon lại dễ trồng nên thường được trồng làm kiểng và ăn trái.
Trái chùm ruột có vị chua đặc trưng, chấm muối ớt ăn trực tiếp rất ngon hoặc cũng có thể dùng để muối, làm mứt, làm siro, nước giải khát…
Lá, rễ, thân chùm ruộc có độc tính nhưng lại là bài thuốc trong Đông Y chữa các bệnh ngoài da, cảm, đau đầu, đau răng…
Lá chùm ruột có thể dùng làm rau hoặc gói nem.