Dừa, loài cây ăn trái phổ biến hiện nay với thứ nước trời thanh khiết, thơm ngon. Song, trong các giống dừa thì dừa xiêm được xem là loại cho quả sai và cho nước ngọt nhất, dinh dưỡng nhất!
Đặc tính cây dừa xiêm
Cây dừa xiêm có tên khoa học là Cocos Nucifera, thuộc họ Arecaceae.
Cây thân lùn, vỏ xù xì, màu nâu xám và cao từ. Lá đơn xẻ thùy lông chim một lần, gồm nhiều lá con mọc đối xứng nhau trên một tàu lá, có màu xanh bóng, nhẵn, thuôn dài, mép nguyên. Hoa tạo thành bẹ, có màu trắng ngà, hương thơm dịu.
Quả hạch, có xơ, có đường kính từ 15-20cm, tạo thành chùm. Vỏ ngoài cứng, nhẵn bóng, có màu xanh nhạt, bên trong là lớp xơ màu trắng khá chắc, mềm, cuối cùng là sọ dừa (gáo dừa ) hóa gỗ, có màu nâu xậm. Trên gáo dừa có 3 lỗ mầm, là nơi để chồi non đâm lên từ phôi bên trong. Sau cùng là cùi dừa màu trắng, giòn, mềm hoặc cứng tùy vào quả già hay non, ăn rất béo. Bên trong gáo dừa còn là nước dừa, thường chỉ nằm ½ quả hoặc gần đầy, màu nước trong hoặc hơi đục, vị thanh, ngọt đặc trưng.
Thích nghi khá tốt với điều kiện môi trường sống (chịu hạn, úng tốt), tốc độ sinh trưởng trung bình, sống bền và sức sống cao.
Điều kiện trồng cây dừa xiêm
Có nguồn gốc ở Châu Á.
Ở Việt Nam dừa xiêm được trồng nhiều ở các tỉnh Nam Bộ, đặc biệt là Bến Tre.
Là cây chịu sáng trực tiếp.
Thích hợp trồng ở phần đất rộng, thoáng…và hợp với đất trồng tơi xốp, đất đen, đất tổng hợp, đất thịt pha cát,…(đất dinh dưỡng, thoát nước tốt)
Cách trồng và chăm sóc cây dừa xiêm
Cách trồng:
Trồng dừa xiêm bằng quả.
Dừa xiêm chỉ mọc chồi ở các quả già.
Chăm sóc:
Dừa xiêm rất dễ chăm, ít sâu bệnh và có sức sống cực kì cao.
Chăm sóc dừa xiêm không cần cầu kì về kĩ thuật, tuy nhiên cần chú ý đến phân bón bổ sung dinh dưỡng cho cây để cây phát triển.
Cần tưới vừa nước, giữ ẩm khu vực đất xung quanh cây.
Xem thêm: Dịch vụ chăm sóc và cắt tỉa cây hoa cảnh để được tư vấn miễn phí về cách trồng và chăm sóc cây dừa xiêm
Lưu ý theo mùa khi trồng
Dừa xiêm ưa sáng, nhu cầu nước, dinh dưỡng trung bình, nên tránh trồng những lúc có mưa quá lớn sẽ dễ làm cây chết úng; hạn chế không trồng cây ở điều kiện nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh, sẽ làm cây khó phát triển, phát triển chậm hoặc hư rễ dẫn đến chết cây.
Công dụng, ý nghĩa:
Dừa xiêm có thể được chọn trồng làm cây cảnh trang trí ở vườn nhà, nhưng chủ yếu là trồng để khai thác kinh tế (quả, lá).
Dừa xiêm là một trong những loại cây đem lại giá trị sử dụng cao đối với con người:
+ Quả:
Nước dừa: có thể đóng vai trò là chất truyền trong y tế, chứa nhiều dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể con người, có thể làm nước uống trực tiếp hoặc chế biến trong các món ăn,…
Cùi dừa: Ăn trực tiếp, sấy khô làm đồ ăn vặt hoặc trang trí các món ăn, làm sữa, kem, dầu dừa,…
Xơ dừa: Dùng làm chế phẩm tái sử dụng: làm chậu cây, dây thừng, chất đốt, phân bón,…
Gáo dừa: Vật đựng, chậu cây, chất đốt,…
+ Thân: Chất đốt, phân bón, làm đồ mỹ nghệ,…
+ Rễ: Thuốc nhuộm, thuốc sát trùng, trị kiết lị, chất đốt, phân bón,…
+ Lá tươi: Trang trí cổng chào, cổng cưới, lợp mái, lợp giàn
+ Cổ hũ dừa: Nằm ở đọt dừa, có màu trắng, giòn, khá ngon và có thể ăn sống trực tiếp hoặc chế biến thành món ăn.
Trong Y học, dừa xiêm có một tác dụng cực kì tốt, hỗ trợ điều trị các bệnh: tăng cường sức đề kháng, nhuận tràng, giải nhiệt, cầm máu, cảm nắng, khản tiếng, kiết lị, nôn mửa, lợi tiểu, giải độc, viêm thận, phù nề,…
( Trong một số trường hợp không nên uống nước dừa xiêm quá nhiều (ba quả trong ngày và liên tục): người bị tim, huyết áp thấp, cảm lạnh, mới đi nắng về, thấp khớp, phụ nữ mang thai dưới 3 tháng,…)
Trong văn hóa, dừa xiêm hay dừa nói chung có ý nghĩa như vật tế thần linh (quả) (Hindu giáo).
Ở Việt Nam, dừa xiêm còn xuất hiện trong mâm ngũ quả với lời nguyện ước về hạnh phúc, xum vầy, tài lộc.