Mướp đắng còn là tên gọi khác của cây Khổ qua, giống cây rau cho quả có vị đắng đặc trưng, dùng nấu canh sẽ đem lại hương vị thanh mát đặc biệt, đồng thời cũng là một vị thuốc hay trong y học dân gian.
Đặc tính cây khổ qua
Cây khổ qua có tên khoa học là Momordica charantia, thuộc họ Cucurbitaceae.
Là cây thân thảo, dạng dây leo, phân nhánh và có thể dài đến 10m. Lá đơn, mỏng, có màu xanh nhạt, lông mịn nhỏ trên bề mặt, bản to. Hoa mọc đơn, cánh mỏng, màu vàng nhẹ, hương nồng. Quả sần sùi, nhọn hai đầu, dài khoảng 10-15cm, rỗng, xốp trong ruột và có màu xanh, khi chín chuyển sang màu vàng. Hạt cứng, đường kính 1cm, có lớp xốp mịn bao phủ sung quanh.
Cây khổ qua vốn là cây ăn trái thân thảo có tuổi đời ngắn..
Điều kiện trồng cây khổ qua
Khổ qua có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới.
Ở Việt Nam, cây phân bố chủ yếu ở miền Trung và miền Nam.
Là cây chịu sáng ,phù hợp với đất tơi xốp, đất thịt pha cát cát hoặc đất tổng hợp, đất đen (đất dinh dưỡng và thoát nước tốt).
Cách trồng, chăm sóc và thu hoạch cây khổ qua
Cách trồng:
Trồng khổ qua bằng cách gieo hạt,
Có thể trồng trong thùng xốp, chậu hoặc đất vườn, đất ruộng.
Nên trồng khổ qua vào thời tiết mát mẻ.
Chăm sóc:
Khổ qua khá dễ trồng và tốn ít công chăm sóc.
Muốn cây phát triển, cho ra nhiều quả, cần chú ý đến ánh sáng, nước và phân bón cho cây.
Chú ý đến một số bệnh: thối rễ, thối quả, rầy, sâu, vàng lá…khi chăm sóc cây để có biện pháp phòng ngừa, trừ bệnh.
Tìm hiểu về dịch vụ chăm sóc bảo dưỡng và cắt tỉa cây cảnh sân vườn để được tư vấn về cách trồng khổ qua nhanh nhất.
Tưới nước: Tưới nhẹ, giữ ẩm vùng đất xung quanh cây.
Thu hoạch: Thu hoạch ở phần quả. Sau khi thu hoạch cần bổ sung về phân bón, nước để cây nhanh chóng hồi phục, phát triển.
Lưu ý theo mùa khi trồng
Là cây ưa sáng, cần lượng nước vừa phải, nên tránh trồng những lúc có mưa quá lớn sẽ dễ làm cây chết úng; hạn chế không trồng cây ở điều kiện nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh, sẽ làm cây khó phát triển, phát triển chậm hoặc hư rễ dẫn đến chết cây.
Tác dụng
Vai trò thực phẩm:
Khổ qua có thể dùng thái lát mỏng nấu canh, ăn kem rau sống, nhồi thịt, xào, làm gỏi,…mang lại vị đắng nhẹ, thanh mát.
Khổ qua còn làm trà, sắc nước dùng để uống rất tốt cho sức khỏe.
Vai trò trong Y học:
Trong Đông y khổ qua (tính mát, vị đắng) với nhiều công dụng như: giải nhiệt, kích thích bộ máy tiêu hóa, chữa ho, thấp khớp, ngăn ngừa ung thư,