Lựu (hay còn gọi là An thạch lựu, Tháp lựu, Đan nhược, Kim bàng, Kim tương, Tạ lựu, Thạch lựu,…) giống cây ăn trái phổ biến với những quả to, màu sắc đẹp, vị ngọt dịu và đặc biệt là chứa nhiều dinh dưỡng, rất tốt đối với sức khỏe con người.
Đặc tính cây lựu
Cây lựu có tên khoa học là Punica granatum, thuộc họ Punicaceea.
Cây thân gỗ nhỏ, phân nhánh và cao từ 2-5m. Lá đơn, xanh nhạt, nhẵn, bản to và mép nguyên. Hoa mọc thành cụm, cánh có màu trắng hoặc cam đỏ đặc trưng, hương nhẹ. Quả to (5-10cm), màu đỏ ánh vàng, chứa nhiều hạt mọng nước hồng tươi hoặc trắng, vị ngọt, chua dịu.
Lựu thường ra quả vào tháng 9-10.
Lựu có nhiều giống khác nhau: Lựu đỏ (hoa, quả màu đỏ hồng), lựu trắng (hoa, quả màu trắng) và lựu bông (chỉ cho bông, không cho quả).
Thích nghi khá tốt với điều kiện môi trường sống, tốc độ sinh trưởng trung bình, sống bền và sức sống cao.
Điều kiện trồng cây lựu
Có nguồn gốc từ Châu Á, Iran và các nước ven Địa Trung Hải.
Là cây cảnh sân vườn chịu sáng nhẹ đến bán phần.
Thích hợp trồng ở chậu (lựu cảnh) hoặc phần đất rộng, thoáng…và hợp với đất trồng tơi xốp, đất đen, đất tổng hợp, đất thịt pha cát,…(đất dinh dưỡng, thoát nước tốt)
Cách trồng và chăm sóc cây lựu
Cách trồng:
Trồng lựu bằng cách gieo hạt hoặc ghép cành.
Ghép cành là phương pháp nhân giống nhanh và hiệu quả nhất.
Đầu mùa mưa, cuối mùa thu là thời gian thích hợp để trồng lựu.
Chăm sóc:
Lựu rất dễ chăm vì chúng thích nghi tốt với điều kiện môi trường khắc nghiệt, ít sâu bệnh và có sức sống cực kì cao.
Chăm sóc lựu không cần cầu kì về kĩ thuật, tuy nhiên cần chú ý tỉa cành già cỗi cho cây (nhất là sau mỗi vụ trái) để kích thích cây ra nhánh, tạo cảm quan và ngừa sâu bệnh tốt hơn.
Cần tưới nhiều nước, giữ ẩm khu vực đất xung quanh cây. Nếu thiếu nước, quả sẽ nhỏ và không ngọt.
Phân chuồng, trùn quế, NPK…là những loại phù hợp với lựu.
Xem thêm: Dịch vụ chăm sóc và cắt tỉa cây cảnh để được tư vấn chăm sóc cây kỹ hơn
Lưu ý theo mùa khi trồng
Lựu ưa sáng nhẹ, nhu cầu nước, dinh dưỡng trung bình, nên tránh trồng những lúc có mưa quá lớn sẽ dễ làm cây chết úng; hạn chế không trồng cây ở điều kiện nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh, sẽ làm cây khó phát triển, phát triển chậm hoặc hư rễ dẫn đến chết cây.
Công dụng, ý nghĩa:
Lựu có hình dáng cây bắt mắt, quả thơm ngon nên thường trồng ở vườn nhà, trồng làm cảnh, trồng để khai thác kinh tế hay đơn giản là làm cây để bàn tại văn phòng…
Quả lựu chín có thể ăn trực tiếp hoặc làm nước ép.
Trong Y học dân gian, lựu (quả, hạt) có tác dụng chữa một số bệnh: chữa viêm da, hỗ trợ làm lành vết thương, làm đẹp da(vì lựu giàu vitamin B, vitamin C).
Có khả năng lọc bụi bẩn, điều hòa không khí và tạo cảm quan môi trường rất tốt.
Ý nghĩa: Lựu là biểu trưng cho khí vận, tài lộc, sum vầy, đoàn viên và hạnh phúc gia đình.