Nếu bạn đang tìm một loại cây cảnh để bàn hay trang trí nội thất đầy quyến rũ và thanh lịch thì cây hồng môn là một lựa chọn vô cùng hoàn hảo.
Đặc tính của cây hồng môn
- Hồng môn là cây hoa cảnh dùng để trang trí còn có tên khoa học là Anthurium Taiflower, thuộc họ Araceae.
- Là cây thân thảo, mọc bụi và sống lâu năm. Lá gân giống hình tim, màu xanh nhạt, mép nguyên và dài từ 18-30cm. Cuống lá hình trụ, mảnh dài từ 30-40cm. Hoa hồng môn có phiến nở rộng, khá giống hình tim với 3 màu chính: hồng, đỏ ngọc và cam.
- Hồng môn có 3 loại chính: tiểu hồng môn, trung hồng môn và đại hồng môn.
- Thích nghi với nhiều điều kiện sống khác nhau, tốc độ sinh trưởng trung bình, sống dai, sống lâu và dễ sống.
Điều kiện trồng cây
- Hồng môn có nguồn gốc từ châu Mỹ.
- Là cây chịu sáng bán phần đến râm mát.
- Trồng được trong chậu, đất vườn, thủy sinh…và hợp với đất đen, đất tổng hợp, đất thịt pha cát (đất thoát nước tốt, chứa dinh dưỡng).
- Trồng cây thích hợp nhất vào mùa xuân (tháng 3)
Cách trồng và chăm sóc
Cách trồng:
- Trồng hồng môn bằng các cách tách bụi, gieo hạt và nuôi cây mô.
- Đối với việc tách bụi, cây con phải được ít nhất 4 tháng tuổi và sau khi tách khỏi thân mẹ, cần ươm trồng trong bầu ươm thích hợp để cây ra rễ mới.
Chăm sóc:
- Chăm sóc hồng môn không cần tốn quá nhiều công sức hay phân bón vì chúng rất dễ thích nghi với điều kiện môi trường và có sức sống cao.
- Dù khâu chăm sóc không cần cầu kì, nhưng cần chú ý về độ ẩm và phân bón định kì cho cây, vì khi có phân cây sẽ phát triển nhanh và lên dáng, màu đẹp hơn. Ngắt lá già, héo để tạo cảm quan và hạn chế sâu bệnh ở dứa cảnh nến .
- Nếu trồng hồng môn trong nước, cần chú ý các trường hợp bị sâu bệnh, thối rễ, nếu phát hiện cần loại bỏ ngay phần hư hỏng và thay nước mới. Cần lấy cây ra sau đó mới tiến hành thay nước.
- Hồng môn khá ưa ẩm vì vậy nên tưới nước nhẹ và giữ ẩm cho cây khi nhận thấy đất đã có dấu hiệu khô ráo. Có thể tưới 2-3 lần/ 1 tuần.
Lưu ý theo mùa khi trồng cây hồng môn
Hồng môn ưa sáng bán phần đến râm mát, nhu cầu nước, ẩm, dinh dưỡng trung bình, nên tránh trồng những lúc có mưa quá lớn sẽ dễ làm cây chết úng; hạn chế không trồng cây ở điều kiện nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh, sẽ làm cây khó phát triển, phát triển chậm hoặc hư rễ dẫn đến chết cây.
Công dụng, ý nghĩa:
- Với dáng hình thanh lịch, sắc hoa nhã nhặn và hài hòa nên hồng môn thường được chọn làm cây cảnh để bàn, cây cảnh văn phòng, nội thất, trong nhà, hoặc trang trí vườn nhà, trồng viền trong công viên, đô thị.
- Còn có khả năng lọc được bụi bẩn, chất độc trong không khí, làm giảm lượng bức xạ từ các thiết bị điện tử, làm sạch không khí và tạo cảm quan môi trường rất tốt.
- Ý nghĩa: Trong gia đình, hồng môn tượng trưng cho sự thuận hòa, ấm áp, đối với tình yêu, cây mang ý nghĩa cho hạnh phúc, tương giao, trong công việc, cuộc sống, hồng môn lại là biểu trưng cho may mắn, xuôn sẻ. Đối với chính bản thân con người, hồng môn là biểu tượng cho tấm lòng thuần khiết và niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống.