Dáng vóc thanh nhã, sang trọng, sắc xanh tươi tắn, nhẹ nhàng chính là lí do để ngũ gia bì trở nên phổ biến hơn bao giờ hết trong thị trường cây hoa cảnh sân vườn Việt Nam.
Đặc tính cây ngũ gia bì
Cây ngũ gia bì còn có tên gọi khác là Sâm non, Chân chim bảy lá, Sâm nam và có tên khoa học là Scheffera Octophylla.
Cây thân gỗ nhỏ, phân nhiều nhánh và cao từ 2-3m. Vỏ của ngũ gia bì có màu nâu xám, là bộ phận quan trọng làm nên công dụng của cây. Lá dạng kép hình chân vịt, có màu xanh bóng, mọc so le và mép nguyên. Hoa mọc chùm, nhỏ và có màu trắng hướng xanh. Quả mọng nước và trở thành đen tím khi chín.
Thích nghi khá tốt với điều kiện môi trường sống khắc nghiệt, tốc độ sinh trưởng trung bình, sống bền và sức sống cao.
Ngũ gia bì có 2 loại cơ bản: ngũ gia bì xanh và ngũ gia bì vàng.
Điều kiện trồng cây ngũ gia bì
Ở Việt Nam, ngũ gia bì phổ biến tại vùng núi phía Bắc.
Là cây chịu sáng tốt đến râm bán phần.
Thích hợp trồng ở chậu hoặc phần đất rộng, thoáng…và hợp với đất trồng tơi xốp, đất đen, đất tổng hợp, đất thịt pha cát (đất thoát nước tốt và giàu dinh dưỡng).
Cách trồng và chăm sóc cây ngũ gia bì
Cách trồng:
Trồng ngũ gia bì bằng cách giâm cành.
Khi giâm cành cần đảm bảo cành được giâm khỏe mạnh, thường gần gốc mẹ và giữ ẩm phần bầu đất giâm (giâm cành thường áp dụng với dâm bụt lớn)
Chăm sóc:
Ngũ gia bì rất dễ chăm vì chúng thích nghi tốt với điều kiện môi trường khắc nghiệt (có thể chịu lạnh), ít sâu bệnh và có sức sống cực kì cao.
Chăm sóc ngũ gia bì không cần cầu kì về kĩ thuật, tuy nhiên cần chú ý đến phân bón bổ sung dinh dưỡng cho cây để cây phát triển, đồng thời nên tỉa cành già cỗi cho cây để tạo cảm quan và ngừa sâu bệnh tốt hơn.
Cần tưới vừa nước, giữ ẩm khu vực đất xung quanh cây.
Ngũ gia bì có thể bị rầy nâu phá hoại cho nên cần có phương án phòng ngừa tốt nhất bằng cách vệ sinh, làm sạch, làm thoáng đất, tán cây.
Lưu ý theo mùa khi trồng cây ngũ gia bì
Ngũ gia bì ưa sáng nhưng cũng có thể sống tốt trong điều kiện râm bán phần, nhu cầu nước, dinh dưỡng trung bình, nên tránh trồng những lúc có mưa quá lớn sẽ dễ làm cây chết úng; hạn chế không trồng cây ở điều kiện nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh, sẽ làm cây khó phát triển, phát triển chậm hoặc hư rễ dẫn đến chết cây.
Công dụng:
Ngũ gia bì được chọn trồng làm cây nội thất, cây để bàn, trang trí quán cafe, công trình, vườn nhà, …bởi chúng dễ chăm, ít tốn công lại có dáng xinh, cùng như khả năng đuổi muỗi rất tốt.
Trong Y học dân gian và Đông Y, ngũ gia bì có rất nhiều tác dụng chữa bệnh như: an thần, chữa mệt mỏi, gia tăng miễn dịch, trị suy nhược, thấp khớp, điều trị mỡ máu cao, co thắt ngực, giảm bạch cầu, huyết áp thấp, giải độc lá ngón, đau đầu, cảm sốt, phù thận,…(khi dùng ngũ gia bì trong trị bệnh cần tham khảo ý kiến từ người có chuyên môn).
Ngũ gia bì còn có thể tận dụng lá để cắm hoa nghệ thuật
Hương của ngũ gia bì có tác dụng làm thư giãn trí não.
Dùng làm quà tặng khai trương, mừng Tân gia,…
Ngũ gia bì còn có khả năng lọc bụi bẩn, điều hòa không khí và tạo cảm quan môi trường rất tốt.
Ý nghĩa: Trong phong thủy ngũ gia bì tượng trưng cho khí tài và may mắn. Tuy nhiên đối với người âm hư hỏa vượng thì tránh đặt cây này trong nhà.