Cây đinh lăng còn có tên gọi khác nghe rất lạ tại như cây gỏi cá, nam dương sâm, là loại cây cảnh nhưng lại có giá trị lớn trong y học cổ truyền.
Đặc tính cua cây đinh lăng
Đinh lăng có tên khoa học là Polyscias fruticosa, thuộc chi Đinh lăng, họ Araliaceae ( Cuồng cuồng).
Là cây bụi nhỏ, cao từ 1-2m. Thân nhẵn, không có gai. Lá kép lông chim 2-3 lần, có mép răng cưa nhọn (đối với lá chét), mọc so le, có màu xanh nhạt đến xanh thẫm và thơm hương đặc trưng. Hoa mọc cụm gồm nhiều hoa nhỏ có màu trắng hoặc trắng xám. Quả dẹt, dài, có màu trắng bạc.
Tốc độ sinh trưởng tương đối chậm, nhưng sống khỏe và sống lâu.
Có 7 loại đinh lăng: đinh lăng lá to, đinh lăng lá nhỏ, đinh lăng lá tròn, đinh lăng đĩa, đinh lăng lá răng, đinh lăng lá bạc và đinh lăng lá vằn. Thông dụng và được ví như nhân sâm của người nghèo ( cây đinh lăng có cùng họ và nhiều đặc tính giống nhân sâm) ở Việt Nam chính là cây đinh lăng lá nhỏ.
Điều kiện trồng cây
Là cây chịu sáng trực tiếp đến bóng râm bán phần nên được ưa chuộng làm cây cảnh văn phòng, nội thất đồng thời cũng là vị thuốc quý trong Y học.
Trồng được trong chậu, đất vườn, …và hợp với đất đen, đất tổng hợp, đất thịt pha cát (đất thoát nước tốt, chứa dinh dưỡng).
Ở nước ta, đinh lăng được trồng phổ biến ở các tỉnh miền núi phía Bắc.
Cách trồng và chăm sóc cây đinh Lăng
Cách trồng: Trồng đinh lăng bằng cách giâm hom. Đoạn giống thường sẽ được trồng trong bầu đất chứa chất dinh dưỡng cao để kích thích ra rễ và mầm.
Chăm sóc: Chăm sóc đinh lăng không cần tốn quá nhiều công sức hay phân bón vì chúng rất dễ thích nghi với điều kiện môi trường. Tuy nhiên, cần chú ý về độ ẩm và phân bón định kì cho cây, vì khi có phân cây sẽ phát triển nhanh hơn. Chăm sóc đinh lăng sẽ không quá cầu kì, chỉ cần bạn chú ý loại bỏ các lá hư, héo cho cây để tạo cảm quan tốt và phòng ngừa sâu bệnh. Tưới nhẹ và giữ ẩm khu vực đất xung quanh cây.
*Lưu ý:
Nếu trồng đinh lăng trong phòng cần đặt vị trí thích hợp có ánh sáng chiếu nhẹ cho cây. Có thể tắm nắng cho cây 2-3 tiếng, 1-2 lần/ 1 tuần.
Lưu ý theo mùa khi trồng
Đinh lăng ưa sáng đến râm mát bán phần, nhu cầu nước, ẩm trung bình, nên tránh trồng những lúc có mưa quá lớn sẽ dễ làm cây chết úng; hạn chế không trồng cây ở điều kiện nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh, sẽ làm cây khó phát triển, phát triển chậm hoặc hư rễ dẫn đến chết cây.
Công dụng, ý nghĩa:
Đinh lăng thường được chọn làm cây cảnh trang trí để bàn trong nhà, khuôn viên vườn nhà, bệnh xá, đình chùa,…hoặc làm hàng rào.
- Lá của đinh lăng nhỏ được làm rau gia vị ăn kèm với gỏi cá, làm rau thơm, nem chua .
- Đặc biệt phải kể đến tính y dược, chữa bệnh của cây đinh lăng, với các tác dụng như (cây đinh lăng thường được sử dụng phần củ (phơi khô hoặc sấy)):
- Chữa bệnh mệt mỏi, uể oải
- Chữa phong thấp, tê nhức tay chân
- Chữa tắc tia sữa
- Chữa chứng thiếu máu
- Trị sốt, liệt dương, dị ứng, ho lâu ngày, gout, co giật, mất ngủ
- Bồi bổ cho cơ thể trong đó có sản phụ sau sinh và người mới ốm dậy
- Làm đẹp: trị mụn, làm trắng da
- Bổ não….và còn rất nhiều công dụng chữa bệnh khác trong y học cổ truyền lẫn hiện đại của đinh lăng, đó cũng chính là lí do mà người ta nói “ có cây đinh lăng trong nhà cũng như có một phương thuốc quý đề phòng bất trắc”.
Không có nhiều tính độc như nhân sâm nhưng khi sử dụng đinh lăng cần lưu ý phải cẩn thận và tham khảo từ người có chuyên môn.