Cây bạc đầu, dây dọi tên, dây mành trúc,..còn là tên gọi khác của cây cúc tần Ấn Độ, một loại cây cảnh trang trí dùng làm thảm xanh, buông rũ như một tấm rèm xanh mát, trông rất đẹp và quyến rũ.
Đặc tính cúc tần Ấn Độ
- Cúc tần Ấn Độ có tên khoa học là Pluchea indica (L.) Less, thuộc họ Asteraceea là cây dây leo.
- Thân leo, mọc bụi, thân buông thòng xuống từ 5-8m . Lá màu xanh nhạt, mọc so le, bản nhỏ, hình bầu dục và mép hình răng cưa. Hoa cúc tần Ấn Độ mọc từ nách các nhánh, nhỏ và tạo thành chùm.Quả hình thoi, nhỏ. Cúc tần có lông tơ màu trắng ngà, mịn bao phủ lớp nhẹ toàn thân và có hương đặc trưng.
- Thích hợp với nhiều điều kiện môi trường sống, tốc độ sinh trưởng trung bình, đặc biệt sống khỏe, sống bền và sống lâu.
Điều kiện trồng cây
- Cúc tần Ấn Độ có nguồn gốc chủ yếu ở vùng Ấn Độ và Malaisia.
- Là cây chịu sáng tốt.
- Thích hợp trồng ở phần đất rộng, thoáng… hợp với đất trồng tơi xốp, đất đen, đất tổng hợp,…
- Thường trồng cây vào mùa xuân và mùa thu ở miền Bắc, còn ở Miền Nam có thể trồng được quanh năm.
Cách trồng và chăm sóc
Cách trồng: Trồng cúc tần bằng cách giâm cành.
Chăm sóc:
- Trồng cúc tần Ấn Độ không cần tốn quá nhiều công sức hay phân bón vì chúng rất dễ thích nghi với điều kiện môi trường vì có sức sống rất cao.
- Chăm sóc cúc tần Ấn Độ không cần cầu kì về kĩ thuật, tuy nhiên cần chú ý đến phân bón bổ sung dinh dưỡng định kỳ mỗi tháng 01 lần, dùng các loại phân NPK, phân hữu cơ vi sinh, phân dynamic, phân trùn quế…
- Cần thường xuyên tưới giữ ẩm cho cây.
Lưu ý theo mùa khi trồng
Cúc tần Ấn Độ ưa sáng, nhu cầu nước, dinh dưỡng trung bình, tránh trồng những lúc có mưa quá lớn sẽ dễ làm cây chết úng; hạn chế không trồng cây ở điều kiện nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh, làm cây khó phát triển, phát triển chậm.
Công dụng, ý nghĩa:
Có sức sống cao cùng với hình dáng và sắc màu trang nhã, dây buông thòng tạo thành một bức rèm xanh ngát, che nắng nóng hiệu quả.
Cúc tần Ấn Độ có khả năng lọc bụi bẩn, điều hòa không khí đồng thời tạo cảm quan môi trường mát mẻ, đẹp ấn tượng rất tốt.
Dùng lá non của cúc tần Ấn Độ để làm rau ăn sống.
Đặc biệt và đây cũng là công dụng chính của cúc tần Ấn Độ đó là đóng vai trò là vị thuốc nam quan trọng, lành tính, dùng cành lá và rễ khô để chữa các bệnh sau:
- Trị cảm, sốt, lợi tiểu, phong thấp, nhức xương, bệnh trĩ
- Tôt cho hệ tiêu hóa
- Chữa bong gân, ghẻ ngoài da, nhức đầu, viêm khí quản,…
- Giúp cầm máu, sát trùng,…
Lưu ý: Khi sử dụng cúc tần Ấn Độ trong chữa bệnh cần có sự tham khảo từ người có chuyên môn để tránh các trường hợp không mong muốn xảy ra.