Đứng đầu trong bộ tứ: tùng, cúc, trúc, mai, cùng với bộ dáng đẹp, tầng lá xanh quanh năm và ý nghĩa tinh thần to lớn nên vạn niên tùng rất được ưa chuộng trong giới chơi bonsai.
Đặc tính cây Vạn niên tùng
Cây vạn niên tùng còn có tên gọi khác là Tùng La Hán, La Hán Tùng và có tên khoa học là Podocarpus chinensis, thuộc họ Podocarpaceae.
Là cây thân gỗ, lâu năm và cao từ 2-4m. Lá hình kim, mọc xen kẽ, mép nguyên, tương đối dày, màu xanh nhạt ở lá non và xanh thẫm ở những lá già, tùy vào cách chơi, cách trồng vạn niên tùng mà hình thái lá khác nhau (thường thì vạn niên tùng bonsai sẽ có lá nhỏ hơn so với vạn niên tùng công trình).
Thích nghi tốt với điều kiện môi trường sống khắc nghiệt, tốc độ sinh trưởng nhanh, dễ uốn tỉa, đặc biệt sống khỏe, sống bền và sống lâu.
Điều kiện trồng cây Vạn niên tùng
Vạn niên tùng có nguồn gốc từ Trung Quốc
Là cây chịu sáng tốt.
Thích hợp trồng ở chậu hoặc phần đất rộng, thoáng…và hợp với đất trồng tơi xốp, đất đen, đất tổng hợp (đất thoát nước tốt và giàu dinh dưỡng)
Cách trồng và chăm sóc cây Vạn niên tùng
Cách trồng:
Trồng vạn niên tùng bằng cách giâm cành, chiết cành.
Cành được giâm là cành khỏe mạnh, trồng trong môi trường đất chứa nhiều dinh dưỡng, sau khi ra mầm con khoảng 70-80cm thì có thể đem trồng ở phần đất mới.
Lưu ý: Đối với mầm con của vạn niên tùng, chúng ta sẽ thấy lá mọc trước rễ vì vậy nếu bứng cây khi còn quá nhỏ thì cây sẽ không đủ rễ để có thể tiếp tục sống trong môi trường đất mới.
Chăm sóc:
Vạn niên tùng được trồng theo 2 cách: trồng dạng bonsai hoặc trồng công trình (cây cảnh công trình) vì vậy mà cách chăm cũng có phần khác nhau:
- Đối với vạn niên tùng bonsai: Người chơi kì công trong việc bón phân, tưới nước và tạo thế, tạo dáng theo ý muốn của mình.
- Đối với vạn niên tùng công trình: Khâu chăm sóc “dễ dãi” hơn, thường sẽ để cây mọc thẳng, không tạo dán cây mà chỉ đơn thuần cắt, tỉa lá.
Nhìn chung, trồng vạn niên tùng tương đối dễ chăm vì chúng thích nghi tốt với điều kiện môi trường, ít sâu bệnh và có sức sống rất cao.
Chăm sóc vạn niên tùng không cần cầu kì về kĩ thuật, tuy nhiên cần chú ý đến phân bón bổ sung dinh dưỡng cho cây để cây phát triển, bộ lá mướt và xanh tốt hơn, đồng thời nên tỉa cành cho cây để tạo cảm quan tốt hơn. Riêng đối với vạn niên tùng một loại cây cảnh bonsai thì cần người chơi có kinh nghiệm tạo dáng, đây cũng là một cái thú tao nhã của nhiều người chơi cây.
Cần tưới giữ ẩm khu vực đất xung quanh cây.
Lưu ý theo mùa khi trồng
Vạn niên tùng ưa sáng, nhu cầu nước, dinh dưỡng trung bình, nên tránh trồng những lúc có mưa quá lớn sẽ dễ làm cây chết úng; hạn chế không trồng cây ở điều kiện nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh, sẽ làm cây khó phát triển, phát triển chậm hoặc hư rễ dẫn đến chết cây.
Công dụng:
Vạn niên tùng được ưa chọn làm cây cảnh trang trí công trình, đô thị, vườn nhà, khuôn viên xí nghiệp, cơ quan, công viên, khu du lịch, nghỉ dưỡng, khu biệt thự, quán café và đặc biệt là tứ quý có giái trị rất lớn trong giới chơi cây bởi nó không chỉ dễ trồng, dễ tạo dáng mà hình thái từ gốc, thân cây cho đến các lớp lá rất thẩm mỹ.
Làm quà mừng tân gia, khánh thành, khai trương,…
Vạn niên tùng còn có khả năng lọc bụi bẩn, điều hòa không khí và tạo cảm quan môi trường rất tốt.
Ý nghĩa:
Trong phong thủy, vạn niên tùng mang ý nghĩa về sự trường thọ và hưng thịnh. Đó cũng là một trong những lí do mà vạn niên tùng được trồng làm cảnh trong vườn nhà và làm quà cho đối tác, doanh nghiệp, khai trương.