Ưu đàm thụ, Tụ quả dong còn là tên gọi khác của cây Sung, một loại cây cảnh có trái chát khá ngon đã trở thành một món ăn dân giã, bình dị trong nhiều gia đình Việt.
Đặc tính cây sung
Cây sung có tên khoa học là Ficus racemosa, thuộc họ Moraceea.
Cây thân gỗ, phân nhánh vào cao từ 25-30m (đối với sung thường) và dưới 10m đối với sung cảnh. Thân xám, vỏ sần sùi, gỗ chắc. Lá đơn, màu xanh nhạt, nhám, bản to, có mép nguyên. Quả mọc thành chùm trên thân, cuống ngắn, có hình quả lê, từ 2-2,5cm, có màu xanh khi còn non và hồng đỏ khi chín.
Thích nghi khá tốt với điều kiện môi trường sống, tốc độ sinh trưởng trung bình, sống bền và sức sống cao.
Điều kiện trồng cây sung
Có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới.
Là cây chịu sáng trực tiếp đến râm bán phần.
Thích hợp trồng ở chậu (sung cảnh, sung bonsai) hoặc phần đất rộng, thoáng…và hợp với đất trồng tơi xốp, đất đen, đất tổng hợp, đất thịt pha cát,…(đất dinh dưỡng, thoát nước tốt)
Cách trồng và chăm sóc cây sung
Cách trồng: Trồng sung bằng hạt hoặc giâm cành.
Chăm sóc:
Sung rất dễ chăm vì chúng thích nghi tốt với điều kiện môi trường khắc nghiệt, ít sâu bệnh và có sức sống cực kì cao.
Chăm sóc sung không cần cầu kì về kĩ thuật, tuy nhiên cần chú ý đến phân bón bổ sung dinh dưỡng cho cây để cây phát triển, đồng thời nên tỉa cành già cỗi cho cây để tạo cảm quan và ngừa sâu bệnh tốt hơn.
Cần tưới vừa nước, giữ ẩm khu vực đất xung quanh cây.
Tham khảo thêm dịch vụ chăm sóc và cắt tỉa cây cảnh của Dịch Vụ Xanh
Lưu ý theo mùa khi trồng
Sung ưa sáng đến râm bán phần, nhu cầu nước, dinh dưỡng trung bình, nên tránh trồng những lúc có mưa quá lớn sẽ dễ làm cây chết úng; hạn chế không trồng cây ở điều kiện nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh, sẽ làm cây khó phát triển, phát triển chậm hoặc hư rễ dẫn đến chết cây.
Công dụng, ý nghĩa:
Sung dễ sống, dễ chăm nên thường được chọn trồng trang trí công trình, vườn nhà,…
Ngày nay, sung được trồng như cây cảnh bonsai khá nhiều, gốc đẹp, dáng độc tùy vào sự kỳ công của người chơi cây. Sung càng đẹp thì giá trị kinh tế càng cao.
Lá sung non có thể dùng để làm rau sống, ăn kèm với một vài món ăn như thịt luộc, thịt ba chỉ, gỏi cá,..
Quả sung non có thể chấm muối ớt ăn trực tiếp rất ngon, vị lạ; đối với quả hơi già có thể dùng làm món sung muối xổi, ăn kèm cơm rất đậm đà.
Sung (phần nhựa)trong Đông y còn là một bài thuốc hay dùng để chữa nhọt, hen, ghẻ lỡ, vết thương ngoài da, sởi, nhức đầu…
Có khả năng lọc bụi bẩn, điều hòa không khí và tạo cảm quan môi trường rất tốt.
Ý nghĩa: Vào dịp Tết cổ truyền, người ta thường bày sung lên mâm ngũ quả vì trong dân gian, đời sống người Việt, quả sung mang ý nghĩa về sự bình an và sung túc.