Tùng La Hán dễ sống, dễ trồng và có thể uốn tỉa tạo dáng bonsai nên được nhiều người ưa chuộng trong trang trí nhà cửa, văn phòng, công trình.
Đặc điểm cây Tùng La Hán
- Tùng La Hán có tên khoa học là: Podocarpus macrophyllus, thuộc họ Thông tre (Podocarpaceae) và có 2 loại: Tùng La Hán lá ngắn & Tùng La Hán lá dài.
- Cây có nguồn gốc từ Nhật Bản và Trung Quốc. Tại Việt Nam, Tùng La Hán được trồng làm cảnh ở công viên, vườn nhà, đình chùa.
- Là cây thân gỗ lớn, phân nhánh và cành mọc ngang hoặc rủ xuống. Lá bản nhỏ, hình kim, cuống ngắn, có màu xanh bóng nõn nà ở mặt trên và nhạt hơn ở mặt dưới. Hoa trắng, mọc chùm với quả giống tượng La Hán.
Cách chăm sóc Tùng La Hán
Một vài điều bạn cần nắm rõ khi chăm sóc Tùng La Hán
- Là cây ưa sáng và cả râm mát, nên có thể trồng ngoài trời hoặc sảnh lối đi.
- Tùng La Hán có sức sống mãnh liệt, không yêu cầu nhiều về đất, nước hay phân bón.
- Đối với cây trồng văn phòng chỉ nên tưới nước 1 lần/ tuần. Đồng thời có thể sử dụng khăn ẩm lau lá để lá không bị bí.
- Tránh đặt cây cạnh cửa kính vì bức xạ nhiệt lớn, dễ làm nóng cây, gây sốc nhiệt.
- Có thể phơi nắng cho cây 1 lần/ tuần vào sáng sớm hoặc chiều muộn đến sáng hôm sau.
- Nên đặt cây nơi thoáng gió sẽ giúp tán lá dày và khít hơn.
- Đất trồng cần tơi xốp, thoát nước tốt.
Nhân giống Tùng La Hán
Cây được trồng bằng cách chiết cành hoặc giâm cành.
Ý nghĩa và ứng dụng của Tùng La Hán
Ý nghĩa
Trong đời sống, Tùng La Hán tượng trưng cho: may mắn, tài lộc, thịnh vượng và sức khỏe. Về ứng dụng:
Tùng La Hán được uốn tỉa, tạo dáng bonsai, trang trí nội thất – ngoại thất nhà ở, công trình, hoặc gắn liền với hồ cá Koi mang hơi hướng thiền của Nhật.
Bên cạnh đó, sắc xanh của cây còn giúp con người thư giãn và thanh lọc tâm hồn. Đồng thời cũng tạo cho không gian cảm quan tươi mới, tràn đầy sức sống.