Phất Dụ Rồng, Huyết Rồng còn là tên gọi khác của cây phát tài núi, một loại cây cảnh có hình dáng đẹp mắt và đầy táo bạo nên thường được trồng làm cảnh quan công viên, đô thị.
Đặc tính Phát tài núi
- Cây phát tài núi có tên khoa học là Dracaena draco L, thuộc họ Dracaenaceae.
- Thân gỗ, phân cành ở thân và cao từ 1m đến gần 5m. Khác với những loại cây có lá mọc lẻ tẻ thông thường khác, phát tài núi tập trung lá ở đỉnh cây, có màu xanh nhạt ở mặt dưới, hơi đậm ở mặt trên, nhẵn bóng, thuôn dài và có xu hướng đầu cong xuống đất, vậy nên tạo thành khóm xòe nhìn rất đẹp mắt. Hoa dạng chùm, màu vàng nhẹ, thơm hương thoảng. Quả nhỏ, hơi cứng, hình cầu.
- Thích nghi tốt với điều kiện môi trường sống khắc nghiệt, tốc độ sinh trưởng nhanh, đặc biệt sống khỏe, sống bền và sống lâu.
Điều kiện trồng cây
- Cây phát tài núi phân bố nhiều ở vùng núi.
- Là cây chịu sáng tốt.
- Có thể trồng ngoài đất vườn hoặc trong chậu, thích hợp trồng ở phần đất rộng, thoáng…và hợp với đất trồng tơi xốp, đất đen, đất tổng hợp,…
- Khả năng chịu úng, chịu hạn tốt.
Cách trồng và chăm sóc
Cách trồng: Trồng trúc cần câu bằng cách giâm cành.
Chăm sóc:
- Trồng phát tài núi không cần tốn quá nhiều công sức hay phân bón vì chúng rất dễ thích nghi với điều kiện môi trường và có sức sống rất cao.
- Chăm sóc phát tài núi không cần cầu kì về kĩ thuật, tuy nhiên cần chú ý đến phân bón bổ sung dinh dưỡng cho cây để cây phát triển bộ lá mướt và xanh tốt hơn.
- Cần tưới nhẹ giữ ẩm khu vực đất xung quanh cây.
Lưu ý:
+ Đối với phát tài núi trồng ngoài đất vườn, chỉ cần 1 tuần tới từ 1-2 lần nước (mùa hè) và 2-3 lần nước đối với phát tài núi trồng trong nhà.
+ Nếu trồng phát tài núi trong nhà, cần đặt cây ở vị trí có ánh sáng chiếu nhẹ hoặc tắm nắng cho cây 2-3 tiếng từ 3-4 ngày/tuần cho cây để không làm ảnh hưởng đến bộ lá và sự phát triển của phát tài núi.
Lưu ý theo mùa khi trồng
Cây phát tài núi ưa sáng, nhu cầu nước, dinh dưỡng trung bình, nên tránh trồng những lúc có mưa quá lớn sẽ dễ làm cây chết úng; hạn chế không trồng cây ở điều kiện nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh, sẽ làm cây khó phát triển, phát triển chậm hoặc hư rễ dẫn đến chết cây.
Công dụng, ý nghĩa:
- Phát tài núi thường được chọn làm cây cảnh công trình, đô thị, vườn nhà, khuôn viên xí nghiệp, cơ quan, công viên, khu du lịch, nghỉ dưỡng, khu biệt thự, quán cafe, làm hàng rào….bởi có sức sống cao, dễ chăm sóc và dáng hình đẹp, lạ mắt kiểu “hoang dã” sa mạc.
- Phát tài núi có khả năng lọc bụi bẩn, điều hòa không khí và tạo cảm quan môi trường rất tốt.
Ý nghĩa: Trong phong thủy phát tài núi là biểu trưng cho sự may mắn và thuận lợi.