Cây nguyệt quế, loại cây mang ý nghĩa tinh thần to lớn đồng thời còn là vị thuốc quý trong Đông Y.
Đặc tính của cây Nguyệt quế
Cây cảnh guyệt quế có tên khoa học là Laurus nobilis L, thuộc họ Lauraceae.
Thân gỗ nhỏ, võ nhẵn, mọc bụi và cao từ 9-15m. Lá có mùi thơm nhẹ đặc trưn, bản nhỏ, thuôn dài, mép nguyên, màu xanh đậm và dài khoảng 6-12cm. Hoa màu trắng đục, mọc từ nách lá và ra hoa quanh năm (khá giống hoa chanh). Quả mọng, màu xanh chuyển sang đỏ đậm khi chín và chứa một hạt nhỏ bên trong.
Thích nghi khá tốt với điều kiện môi trường sống, tốc độ sinh trưởng trung bình, sống bền và sức sống cao.
Có 3 dòng cây nguyệt quế điển hình: nguyệt quế lá lớn ( thường được dùng làm bonsai dạng lớn), nguyệt quế lá nhỏ (kích thước vừa vẹn, nhiều hoa và hương thanh khiết, đặc biệt) và nguyệt quế lá nhỏ thân xoăn (có thế dáng xoăn khá độc và lạ).
Điều kiện trồng cây Nguyệt quế
- Cây nguyệt quế có nguồn gốc ở vùng ven Địa Trung Hải.
- Là cây chịu sáng tốt.
- Thích hợp trồng ở chậu hoặc trồng ngoài đất.
Cách trồng và chăm sóc Nguyệt quế
Cách trồng:
- Trồng Cây nguyệt quế bằng cách chiết cành, giâm cành, ghép mắt và gieo hạt.
- Phương pháp gieo hạt không phổ biến (xác suất nảy mầm không cao).
- Ghép mắt là phương pháp thông dụng nhất ( cây nhanh phát triển và kĩ thuật ghép cũng khá đơn giản).
Chăm sóc:
- Cây nguyệt quế là cây công trình tương đối dễ chăm sóc vì chúng thích nghi tốt với điều kiện môi trường sống khác nhau, ít sâu bệnh gây hại.
- Trong quá trình chăm sóc, từ 4-6 tuần bón phân cho cây một lần. Dùng các loại phân hữu cơ vi sinh, phân NPK tổng hợp….
- Nguyệt quế chịu nước tốt, mỗi ngày tưới nước cho cây 01 lần.
Nếu trồng cây nguyệt quế trong nhà cần đặt cây ở vị trí có nắng chiếu nhẹ hoặc có thể tắm nắn cho cây 2-3 tiếng từ 2-3 làn/tuần.
Thối gốc và loét là 2 bệnh thường gặp ở nguyệt quế vì vậy cần phát hiện kịp thời và chữa trị nhanh chóng.
Lưu ý theo mùa khi trồng
Cây nguyệt quế ưa sáng, nhu cầu nước, dinh dưỡng trung bình, nên tránh trồng những lúc có mưa quá lớn sẽ dễ làm cây chết úng; hạn chế không trồng cây ở điều kiện nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh, sẽ làm cây khó phát triển, phát triển chậm hoặc hư rễ dẫn đến chết cây.
Công dụng, ý nghĩa:
Cây nguyệt quế có hình dáng độc đáo, có hương và sắc đặc trưng, dễ chịu nên thường được ưa chọn làm cây cảnh trang trí công trình, vườn nhà, để bàn, khuôn viên xí nghiệp, cơ quan, công viên, khu du lịch, nghỉ dưỡng, khu biệt thự, quán café, nhà hàng…và một số cây có thế, dáng đẹp, lâu năm sẽ có giá trị rất cao.
Cây nguyệt quế còn có khả năng lọc bụi bẩn, điều hòa không khí và tạo cảnh quan môi trường rất tốt.
Lá của nguyệt quế được dùng trong ẩm thực để tạo hương vị.
Trong Đông Y cây nguyệt quế có tính ấm, vị cay, đắng nên thường được dùng trong hỗ trợ, điều trị các bệnh như:
- Chống co giật, chống oxi hóa, viêm nhiễm
- Tốt cho tiêu hóa, hô hấp, tim mạch
- Hỗ trợ điều trị tiểu đường, viêm đường tiết niệu, trị gàu,…
- Giảm strees, giúp ngủ ngon,…
- Hỗ trợ ăn ngon, chữa ho, cảm lạnh,…
Khi dùng cây nguyệt quế trong chữa bệnh cần tham khảo ý kiến từ người có chuyên môn.
Ý nghĩa:
- Cây nguyệt quế (vòng nguyệt quế) là phần thưởng dành cho người thắng cuộc trong các trận thi đấu Pythia và Olympic của nười Hy Lạp cổ đại.
- Vì vậy trong phong thủy, nguyệt quế là biểu trưng cho sự thành công, chiến thắng và vinh quang .
- Trong tâm linh, nguyệt quế còn là biểu tượng chống tà ma, xua đuổi khí xấu, mang lại điềm lành.