Cây hoa phong lữ thảo, Thiên trúc quỳ còn là tên gọi khác của cây Phong lữ, giống cây cảnh trang trí nội thất phổ biến, với sắc hoa đa dạng, rực rỡ và đầy ý nghĩa.
Đặc tính cây hoa phong lữ
Cây hoa phong lữ có tên khoa học là Pelargonium x hortorum, thuộc họ Geraniaceae.
Cây thân thảo, phân nhánh và cao từ 20-50cm. Lá đơn, mọc đối, bề mặt lá nhám (có lông tơ bao phủ), bản to, có mép hình răng cưa. Họa mọc thành cụm, cánh mỏng, nhiều màu sắc, hương thơm dịu ngọt, dễ chịu.
Phong lữ có rất nhiều chủng loại với các màu khác nhau: tím, đỏ, trắng, cam, hồng, đỏ tươi, đỏ thẫm, hồng nhạt, hồng đậm,…
Thời gian nở hoa cho đến khi tàn của phong lữ rất lâu, khoảng 2 tuần.
Thích nghi khá tốt với điều kiện môi trường sống, tốc độ sinh trưởng nhanh và sức sống cao.
Điều kiện trồng cây hoa phong lữ
Có nguồn gốc từ Địa Trung Hải.
Là cây cảnh sân vườn chịu sáng trực tiếp đến râm bán phần.
Thích hợp trồng ở chậu hoặc phần đất rộng, thoáng…và hợp với đất trồng tơi xốp, đất đen, đất tổng hợp, đất thịt pha cát,…(đất dinh dưỡng, thoát nước tốt)
Cách trồng và chăm sóc cây hoa phong lữ
Cách trồng:
Trồng phong lữ bằng hạt, giâm cành hoặc nuôi cây mô.
Giâm cành là phương pháp nhân giống thông dụng và hiệu quả nhất.
Chăm sóc:
Phong lữ rất dễ chăm, ít sâu bệnh và có sức sống cực kì cao.
Chăm sóc phong lữ không cần cầu kì về kĩ thuật, tuy nhiên cần chú ý đến phân bón bổ sung dinh dưỡng cho cây để cây phát triển, đồng thời nên tỉa cành già cỗi cho cây để tạo cảm quan và ngừa sâu bệnh tốt hơn.
Nếu trồng cây trong nhà cần đặt nơi có ánh sáng nhẹ hoặc thường xuyên tắm nắng cho cây.
Cần chú ý ngăn ngừa bệnh thối gốc ở cây.
Cần tưới vừa nước, giữ ẩm khu vực đất xung quanh cây.
Xem thêm: Dịch vụ chăm sóc bảo dưỡng và cắt tỉa cây hoa cảnh sân vườn từ Dịch Vụ Xanh để được tư vấn trông và chắm sóc cây hoa phong lữ tốt hơn.
Lưu ý theo mùa khi trồng
Phong lữ ưa sáng nhẹ, nhu cầu nước, dinh dưỡng trung bình, nên tránh trồng những lúc có mưa quá lớn sẽ dễ làm cây chết úng; hạn chế không trồng cây ở điều kiện nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh, sẽ làm cây khó phát triển, phát triển chậm hoặc hư rễ dẫn đến chết cây.
Công dụng, ý nghĩa:
Phong lữ có sắc lẫn hương đằm thắm và quyến rũ lạ thường, lại nhỏ nhắn, đáng yêu nên được chọn trồng làm cây cảnh trang trí nội thất, văn phòng, xí nghiệp, cơ quan, vườn nhà, công ty, khách sạn, nhà hàng, quán cafe, spa, ban công, công viên, làm lối đi, tạo điểm nhấn…
Một chậu phong lữ trên bàn ăn hay trong phòng khách, bàn làm việc sẽ làm cho không gian trở nên ấm áp, tươi vui và thân thiện hơn.
Trang công nghiệp nước hoa, phong lữ được chiết xuất thành tinh dầu nước hoa dành cho phái nam.
Trong Đông y, phong lữ còn có tác dụng chống suy nhược, tăng cường hệ miễn dịch, khử trùng,…
Tinh dầu của hoa có tác dụng an thần rất tốt.
Có khả năng lọc bụi bẩn, điều hòa không khí và tạo cảm quan môi trường rất tốt.
Trong phong thủy, phong lữ có một ý nghĩa vô cùng đặc biệt, tương ứng với các màu hoa:
Phong lữ hồng: dịu dàng, nồng hậu
Phong lữ đỏ: an ủi
Phong lữ lá sồi: chân thành, tình bạn
Phong lữ sẫm màu: u sầu