Tây Dương Chổi còn là tên gọi khác của cây Hương thảo, giống cây rau gia vị được nhiều người ưa chuộng bởi có hương thơm đặc biệt có thể xua đuổi muỗi và tạo ra cảm giác rất dễ chịu.
Đặc tính cây hương thảo
Cây hương thảo có tên khoa học là Rosemary.
Là cây thân thảo thường được trồng như cây để bàn, có dáng mảnh, dạng bụi và cao từ 20-40cm. Lá nhỏ, thuôn dài, hình kim, có màu xanh thẫm, lông mịn (mặt dưới), mép nguyên. Hoa nhỏ, mọc chùm, cánh mỏng, mọc từ các nách lá hoặc đỉnh cành và có màu tím nhạt.
Toàn thân cây (lá, hoa) đều mang hương tinh dầu thơm ngát, làm dịu không gian cho dù ở rất xa.
Điều kiện trồng cây hương thảo
Hương thảo một loại cây hoa cảnh có nguồn gốc ở vùng Địa Trung Hải, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.
Ở Việt Nam, cây phân bố chủ yếu ở miền Trung, miền Bắc.
Cây chịu sáng bán phần đến râm mát, phù hợp với đất tơi xốp, đất thịt pha cát cát hoặc đất tổng hợp, đất đen (đất dinh dưỡng, thoát nước tốt).
Cách trồng, chăm sóc và thu hoạch cây hương thảo
Cách trồng:
Trồng hương thảo bằng cách giâm cành hoặc hạt
Giâm cành là phương pháp trồng cây nhanh và hiệu quả nhất
Có thể trồng trong thùng xốp, chậu hoặc đất vườn.
Chăm sóc:
Hương thảo khá dễ trồng và tốn ít công chăm sóc.
Muốn cây hương thảo xanh tốt cần chú ý đến ánh sáng, nước và phân bón cho cây.
Nếu cây dư ánh sáng (chịu sáng trực tiếp trong thời gian dài) sẽ gây héo và cháy lá.
Nếu trồng cây trong nhà cần đặt nơi có ánh sáng nhẹ.
Xem thêm: Dịch vụ chăm sóc và cắt tỉa cây cảnh sân vườn từ Dịch Vụ Xanh để được hỗ trợ tư vấn miễn phí về cách trồng cây hương thảo.
Tưới nước: Cần tưới nước hằng ngày, tưới nhẹ, giữ ẩm khu vực đất xung quanh cây.
Thu hoạch: Thu hoạch chủ yếu ở phần lá. Sau khi thu hoạch cần bổ sung về phân bón, nước để cây nhanh chóng hồi phục, đẻ nhánh và phát triển lá mới.
Lưu ý theo mùa khi trồng
Hương thảo là cây ưa sáng nhẹ (bán râm), cần lượng nước vừa phải, nên tránh trồng những lúc có mưa quá lớn sẽ dễ làm cây chết úng; hạn chế không trồng cây ở điều kiện nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh, sẽ làm cây khó phát triển, phát triển chậm hoặc hư rễ dẫn đến chết cây.
Tác dụng
Vai trò thực phẩm:
Lá hương thảo dùng trong một số món ăn để khử mùi tanh và tăng hương vị.
Tại các nước châu Âu, hương thảo được sử dụng nhiều trong các món nướng, sườn, bò bít tết,…
Trong đời sống
Hương thảo còn có thể làm cây cảnh để bàn trong nhà ở, văn phòng hoặc trồng trong khuôn viên vườn, công ty, xí nghiệp nhằm tạo cảnh quan và xua đuổi muỗi nhơ tinh dầu.
Tinh dầu hương thảo có tác dụng trong việc dưỡng tóc, chăm sóc da, răng miệng và có thể giảm đau nhức.
Các tinh chất trong hương thảo còn được sử dụng trong công nghiệp làm đẹp ở dạng kem dưỡng, lotion,…
Vai trò trong Y học:
Hương thảo (vị chát, thơm nồng, tính nóng) có tác dụng an thần, xoa dịu thần kinh, tăng cường trí nhớ, chống căng thẳng, giúp tiêu hóa tốt, lợi tiểu, giảm huyết áp,…
Nước hương thảo nấu dùng gội đầu, kích thích mọc tóc.