Lục thảo trổ, Cỏ mệnh môn, Luyến khách, Nhện,….còn là tên gọi khác của cây Nhện treo, giống cây cảnh trang trí nội thất có hình dáng cuộn mềm vô cùng độc đáo.
Đặc tính cây nhện treo
Cây nhện treo có tên khoa học là Chlorophytum comosum.
Cây thân thảo, mọc bụi và cao từ 10-15cm. Lá đơn, thuôn dài, bản nhỏ, nhọn ở đỉnh, mép nguyên, mềm mại, lá màu xanh bóng, xen sọc vàng và có viền màu trắng ngà, rủ xuống, cuộn lại, trông rất bắt mắt.
Thích nghi khá tốt với điều kiện môi trường sống (chịu hạn, úng tốt), tốc độ sinh trưởng trung bình, sống bền và sức sống cao.
Điều kiện trồng cây nhện treo
Có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới.
Là cây giỏ treo chịu sáng nhẹ.
Thích hợp trồng ở chậu và hợp với đất trồng tơi xốp, đất đen, đất tổng hợp, đất thịt pha cát,…(đất dinh dưỡng, thoát nước tốt)
Cách trồng và chăm sóc cây nhện treo
Cách trồng:
Trồng nhện treo bằng cách giâm cành, tách gốc và gieo hạt.
Giâm cành và tách gốc là phương pháp nhân giống cây nhanh và hiệu quả nhất.
Chăm sóc:
Nhện treo rất dễ chăm, ít sâu bệnh và có sức sống cực kì cao.
Chăm sóc nhện treo không cần cầu kì về kĩ thuật, tuy nhiên cần chú ý đến phân bón bổ sung dinh dưỡng cho cây để cây phát triển (nếu thiếu phân sẽ làm cho lá nhanh già, cằn và úa vàng), đồng thời nên tỉa lá hư, già cỗi cho cây để tạo cảm quan và ngừa sâu bệnh tốt hơn.
Nếu trồng cây trong nhà cần đặt nơi có ánh sáng nhẹ hoặc thường xuyên tắm nắng cho cây.
Nếu thừa ánh sáng cây dễ bị cháy lá.
Cần tưới nhiều nước, giữ ẩm khu vực đất xung quanh cây. Thường xuyên phun sương lau lá.
Giới thiệu dịch vụ chăm sóc bảo dưỡng và cắt tỉa cây cảnh của Dịch Vụ Xanh, tư vấn trồng và chắm sóc cây miễn phí.
Lưu ý theo mùa khi trồng
Nhện treo ưa sáng bán phần, nhu cầu nước cao, dinh dưỡng trung bình, nên tránh trồng những lúc có mưa quá lớn sẽ dễ làm cây chết úng; hạn chế không trồng cây ở điều kiện nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh, sẽ làm cây khó phát triển, phát triển chậm hoặc hư rễ dẫn đến chết cây.
Công dụng, ý nghĩa:
Nhện treo có kiểu lá uốn mềm, màu sắc sang trọng, trang nhã nên thường được chọn trồng làm cây cảnh trang trí nội thất, văn phòng, xí nghiệp, cơ quan, vườn nhà, ban công, resort, khu nghỉ dưỡng, biệt thự, công ty, tiền sảnh khách sạn, nhà hàng, quán cafe,…
Nhện treo hấp thụ cacbonnic vào ban đêm, nên thích hợp để trang trí trong phòng ngủ để làm sạch không khí.
Thân của nhện treo có thể làm thuốc, giúp tiêu viêm, giải độc.
Có khả năng lọc bụi bẩn, hấp thụ chất độc, điều hòa không khí và tạo cảm quan môi trường rất tốt.
Trong đời sống, nhện treo mang ý nghĩa về niềm tin và sự hi vọng.