Hình dáng độc đáo ứng với tên gọi kiêu sa, sang trọng, thiên tuế trở thành loại cây cảnh công trình, cây nội thất được ưa chuộng và vô cùng phổ biến ở Việt Nam.
Đặc tính cây thiên tuế
Cây thiên tuế còn có tên gọi khác là Tuế Nhật Bản và có tên khoa học là Cycas revoluta, thuộc họ Cycadeceae.
Thân cột hình trụ phình to, sống lâu năm và cao từ 2-3m. Lá mọc trên đỉnh của thân, xòe tròn, xanh bóng, nhẵn, cứng, thuộc dạng lá kép và dài khoảng 2m. Hoa mọc trên đỉnh, có lông màu hung vàng (nón cái) và hình trụ, màu vàng nhạt (nón đực). Hạt hình trứng, hơi dẹt, màu nâu đỏ.
Thích nghi khá tốt với điều kiện môi trường sống khắc nghiệt, tốc độ sinh trưởng chậm, sống bền, sống lâu và sức sống cao.
Thiên tuế ra hoa vào tháng 6, tháng 7.
Điều kiện trồng cây thiên tuế
Thiên tuế có nguồn gốc ở miền nam Trung Quốc, Ấn Độ, miền nam Nhật Bản.
Là cây chịu sáng tốt.
Thích hợp trồng ở chậu hoặc phần đất rộng, thoáng…và hợp với đất trồng tơi xốp, đất đen, đất tổng hợp, đất thịt pha cát.
Cách trồng và chăm sóc cây thiên tuế
Cách trồng:
Trồng thiên tuế bằng cách tách chồi và gieo hạt.
Hạt thiên tuế thường được gieo vào tháng 2, tháng 3 trong bầu chứa dinh dưỡng và cung cấp đủ ẩm.
Tách chồi ở cây mẹ cần tiến hành lúc thời tiết mát mẻ, vào mùa xuân hoặc mùa thu. Cần tách chồi từ 5-6 lá mầm và có thân củ to.
Đối với thiên tuế khi còn nhỏ cần được trồng trong bóng râm có ánh sán nhẹ.
Lưu ý: Thiên tuế trồng bằng hạt thường rất kén ra hoa.
Chăm sóc:
Thiên tuế tương đối dễ chăm vì chúng thích nghi tốt với điều kiện môi trường khắc nghiệt, ít sâu bệnh và có sức sống cực kì cao.
Chăm sóc thiên tuế không cần cầu kì về kĩ thuật, tuy nhiên cần chú ý đến phân bón bổ sung dinh dưỡng cho cây để cây phát triển, đồng thời nên tỉa bỏ lá già cỗi cho cây để tạo cảm quan và ngừa sâu bệnh tốt hơn.
Cây không quá háo nước song vẫn cần tưới nhẹ, giữ ẩm khu vực đất xung quanh cây.
Lưu ý theo mùa khi trồng cây thiên tuế
Thiên tuế ưa sáng, nhu cầu nước, dinh dưỡng trung bình, nên tránh trồng những lúc có mưa quá lớn sẽ dễ làm cây chết úng; hạn chế không trồng cây ở điều kiện nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh, sẽ làm cây khó phát triển, phát triển chậm hoặc hư rễ dẫn đến chết cây.
Công dụng:
Thiên tuế có hình dáng độc đáo, sống dai và dễ chăm sóc nên thường được chọn làm cây cảnh trang trí vườn nhà, khuôn viên xí nghiệp, cơ quan, công viên, khu du lịch, nghỉ dưỡng, khu biệt thự, quán café, nhà hàng, làm lối đi…
Lá thiên tuế còn được dùng trong cắm hoa trang trí
Trong Đông Y thiên tuế là một bài thuốc hay trị được các bệnh như:
- Bổ thận
- Giải độc, bổ huyết
- Tốt cho tim mạch, huyết áp
Khi dùng thiên tuế trong điều trị bệnh, cần tham khảo ý kiến từ người có chuyên môn.
Thiên tuế còn có khả năng lọc bụi bẩn, điều hòa không khí và tạo cảm quan môi trường rất tốt.
Ý nghĩa:
Thiên tuế mang ý nghĩa về sự bền vững về sức khỏe và tài lộc, bình an và may mắn.