Không chỉ được biết đến là loại cây cảnh sân vườn sống dai, sống bền mà cây si rô còn được yêu mến bởi khả năng kết hoa thơm cho trái ngọt của nó.
Đặc tính của cây si rô
Cây si rô có tên khoa học là Carissa carandas, thuộc họ Apocynaceae.
Thân gỗ, có gai nhọn và cao từ 2-4m. Lá màu xanh đậm, hình thuôn dài bầu dục và có mép nguyên. Hoa của si rô màu trắng tinh khiết, có bầu dài, thơm hương thoan thoảng và ra hoa quanh năm. Trái mọng nước, màu xanh hường đỏ khi non và chuyển xanh tím đỏ khi chín. Quả khi còn xanh thì có vị chát, chua và chuyển ngọt (vị giống vị ngọt thanh của nho) khi chín.
Thích nghi khá tốt với điều kiện môi trường sống khắc nghiệt, tốc độ sinh trưởng trung bình, sống bền, sống lâu và sức sống cao.
Điều kiện trồng cây si rô
- Là cây chịu sáng tốt.
- Thích hợp trồng ở chậu hoặc phần đất rộng, thoáng…và hợp với đất trồng tơi xốp, đất đen, đất tổng hợp, đất thịt pha cát.
- Cách trồng và chăm sóc cây si rô
Cách trồng:
Trồng si rô bằng cách giâm cành và gieo hạt.
Giâm cành là phương pháp nhân giống si rô hiệu quả và nhanh nhất.
Chăm sóc:
Si rô tương đối dễ chăm vì chúng thích nghi tốt với điều kiện môi trường khắc nghiệt, ít sâu bệnh và có sức sống cực kì cao.
Chăm sóc si rô không cần cầu kì về kĩ thuật, tuy nhiên cần chú ý đến phân bón bổ sung dinh dưỡng cho cây để cây phát triển, cho hoa, trái, đồng thời nên tỉa cành già cỗi cho cây để tạo cảm quan và ngừa sâu bệnh tốt hơn.
Cây không quá háo nước song vẫn cần tưới nhẹ, giữ ẩm khu vực đất xung quanh cây.
Si rô không ưa mát hay bóng râm vì vậy hãy chú ý đến ánh sáng cho cây
Lưu ý theo mùa khi trồng
Si rô ưa sáng, nhu cầu nước, dinh dưỡng trung bình, nên tránh trồng những lúc có mưa quá lớn sẽ dễ làm cây chết úng; hạn chế không trồng cây ở điều kiện nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh, sẽ làm cây khó phát triển, phát triển chậm hoặc hư rễ dẫn đến chết cây.
Công dụng:
Si rô có rất nhiều công dụng khác nhau. Nó có thể được trồng làm cây cảnh sân vườn, trang trí quán cafe, khuôn viên xí nghiệp, cơ quan, công viên, làm hàng rào, bonsai hoặc cũng có thể là trồng để ăn trái và các cây công trình khác.
Đối với việc sử dụng trái si rô thì có thể thay thế nó như chanh khi còn non vì lúc chưa chín quả rất chua (giã thêm với tỏi là ra nước chấm ngon tuyệt) và khi chín thì có thể ăn tươi (chú ý rửa sạch mủ) hoặc làm mứt, làm si rô, …
Trong kinh tế, si rô được trồng nhiều tại các vùn đồi núi hoang để khai thác lấy quả.
Si rô trong Đông Y:
Rễ si rô có vị đắng có chất chống viêm và ngăn ngừa bệnh thiếu hụt vitamin C
Khi dùng si rô trong điều trị bệnh, cần tham khảo ý kiến từ người có chuyên môn.
Si rô còn có khả năng lọc bụi bẩn, điều hòa không khí và tạo cảm quan môi trường rất tốt, vừa trồng chơi cây mà vừa xem si rô trổ hoa, trĩu trái thì cũng là một cái thú vui.
Ý nghĩa: Với những chùm quả đỏ, si rô mang ý nghĩa về tài lộc và may mắn.