Muồng tím, Muồng ngủ, Còng còng,..còn là tên gọi khác của Me tây, giống cây cảnh cho bóng mát rất phổ biến ở đường phố hay các khuôn viên các trường học.
Đặc tính cây me tây
Cây me tây có tên khoa học là Samanea saman, thuộc họ Fabaceae.
Cây thân gỗ, phân nhánh và cao từ 15-25m. Thân xù xì, màu xám nâu, có tán rộng. Lá kép lông chim, xanh thẫm, nhẵn, mép nguyên và thường khép lại trước khi mặt trời lặn. Hoa thường mọc thành chùm, ở đỉnh cành, cánh mỏng, xòe tròn đều, hồng trắng, hồng tím trông rất đẹp mắt. Quả dẹt, màu đen .
Thích nghi khá tốt với điều kiện môi trường sống (chịu hạn), tốc độ sinh trưởng nhanh, sống bền và sức sống cao.
Điều kiện trồng cây me tây
Có nguồn gốc từ vùng Châu Mỹ và một số đảo ở Thái Bình Dương.
Tại Việt Nam, me tây phân bố rộng rãi, đặc biệt tập trung ở một số thành phố như Tp Hồ Chí Minh, Hội An, Đà Nẵng,…
Là cây chịu sáng trực tiếp.
Thích hợp trồng ở chậu hoặc phần đất rộng, thoáng…và hợp với đất trồng tơi xốp, đất đen, đất tổng hợp, đất thịt pha cát,…(đất dinh dưỡng, thoát nước tốt)
Cách trồng và chăm sóc cây me tây
Cách trồng: Trồng me tây bằng hạt hoặc giâm cành.
Chăm sóc:
Me tây rất dễ chăm vì chúng thích nghi tốt với điều kiện môi trường khắc nghiệt, ít sâu bệnh, đứng vững, ít khi bị trốc gốc khi gió bão và có sức sống cực kì cao.
Chăm sóc me tây không cần cầu kì về kĩ thuật, tuy nhiên cần chú ý tỉa cành già cỗi (giai đoạn trồng ban đầu và khi trời sắp có bão) cho cây để tạo cảm quan, hạn chế gãy đỗ và ngừa sâu bệnh tốt hơn.
Cần tưới nhiều nước, giữ ẩm khu vực đất xung quanh cây.
Xem ngay: Dịch vụ chăm sóc cây cảnh sân vườn từ Dịch Vụ Xanh để được tư vấn chăm sóc cây me tây tốt nhất
Lưu ý theo mùa khi trồng
Me vốn là cây cảnh tây ưa sáng, nhu cầu nước, dinh dưỡng trung bình, nên tránh trồng những lúc có mưa quá lớn sẽ dễ làm cây chết úng; hạn chế không trồng cây ở điều kiện nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh, sẽ làm cây khó phát triển, phát triển chậm hoặc hư rễ dẫn đến chết cây.
Công dụng, ý nghĩa:
Me tây có độ che mát cao, tán rộng, ít gãy đỗ, lại có hoa rất đẹp nên thường được chọn trồng trang trí như cây công trình, vườn nhà, khu dân cư, khuôn viên trường học, cơ quan, xí nghiệp, bệnh viện, công viên, đường phố, làm lối đi,….
Gỗ me tây rất chắc nên thường được làm đồ gia dụng và mỹ nghệ.
Lá và hạt me tây giàu dinh dưỡng vì thế làm thức ăn cho gia súc rất tốt.
Quả me tây còn có thể dùng làm nước giải khát.
Vỏ, rễ me tây còn thể trị một số bệnh như vết thương cuống họng, tiêu chảy, ung thư dạ dày,…
Có khả năng lọc bụi bẩn, điều hòa không khí và tạo cảm quan môi trường rất tốt.