Là loài cây xuất hiện từ trong ca dao đến các bữa ăn hàng ngày của những gia đình Việt, cây dây bầu đã không còn xa lạ gì với bất kỳ ai. Tuy vậy nhưng đặc điểm cũng như những công dụng của loài cây này lại ít được đề cập đến. Chính vì thế hôm nay, dichvuxanh.net sẽ giới thiệu để bạn biết nhiều hơn về cây dây bầu.
Những đặc điểm cơ bản của cây dây bầu
Cây dây bầu còn được biết đến với tên gọi là cây bầu hồ lô, cây bầu sao, cây bầu trắng hay chỉ đơn giản là cây bầu. Là một trong nhóm cây thuộc họ bầu bí (Cucubitaceae), cây dây bầu có tên khoa học là Lagernaria siceraria (Molina) Stadl. Tuy có nguồn gốc từ Ấn Độ và các nước thuộc khu vực châu Phi nhưng cây dây bầu lại rất nhanh chóng lan rộng ra các quốc gia khác. Và ngày nay, đây là loài cây rất phổ biến ở nước ta, hầu như luôn xuất hiện trong các bữa ăn của mỗi gia đình Việt.
Cây dây bầu thuộc nhóm cây dây leo thân thảo, thân thường phân nhiều nhánh và có nhiều tua cuốn ở vị trí các đốt của thân cây. Lá cây dây bầu có màu xanh, nhiều người thường đùa vui rằng loài lá này lúc nào cũng sống trong nhung lụa. Bởi những chiếc lá ấy luôn có một lớp lông trắng mịn như nhung bao phủ. Cây dây bầu có hoa với cuống có thể dài đến hơn hai mươi cm. Cánh hoa khá mỏng, có màu trắng và tương đối to so với hoa của loài cây dây leo thân thảo.
Hình dáng cũng như màu sắc của quả bầu sẽ đa dạng theo giống cây, điều kiện mà cây nhận được. Thông thường sẽ có những quả bầu dài thẳng , tròn tròn hay hình hồ lô chẳng hạn. Và vỏ ngoài của quả bầu cũng có thể có màu xanh đậm hay xanh nhạt khác nhau. Nhưng bất cứ hình dáng và màu vỏ nào thì thịt của bầu cũng sẽ có màu trắng, có nhiều hạt dài.
Để có được những quả bầu ngon, chất lượng thì người trồng thường sẽ thu hoạch quả trong khoảng từ mười hai, mười ba đến mười lăm ngày sau khi cây dây bầu ra hoa.
Ý nghĩa của cây dây bầu đối với cuộc sống.
Nhắc đến bầu thì chắc hẳn nhiều người sẽ nhớ ngay đến những câu ca dao dân gian Việt Nam ta được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Có thể nói bằng cách góp mặt vào câu từ ca dao như thế, cây dây bầu đã phần nào thể hiện bản sắc dân tộc cũng như thay người xưa nhắc nhở con cháu về điều hay, lẽ phải. Chẳng hạn như tính chịu thương chịu khó, tình cảm vợ chồng:
“Râu tôm nấu với ruột bầu
Chồng chan, vợ húp gật đầu khen ngon.”
Hay tình tương thân, tương ái của mọi người trong xã hội:
“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.”
Tuy rất đơn giản nhưng lại thể hiện được rõ “giá trị” của cây dây bầu đối với người Việt ta từ xa xưa đến nay.
Xem thêm: Dịch vụ chăm sóc cắt tỉa cây cảnh
Công dụng chữa bệnh của cây dây bầu.
Ngoài việc giúp cải thiện bữa ăn thêm ngon miệng, quả bầu còn có tác dụng trong việc điều trị và hỗ trợ điều trị một số loại bệnh. Trong các bộ phận của cây dây bầu có chứa nước, sắt, chất xơ, đồng, natri, canxi, kẽm và các loại vitamin như vitamin A, B1, B2, B6, B12, C, D, E, K,P và nhiều chất khác có lợi cho sức khỏe.
Cụ thể là các bệnh như: bí tiểu tiện, sỏi thận, tăng huyết áp, viêm gan, táo bón, mụn nhọt, tiêu chảy, đầy bụng khó tiêu, đái tháo đường, đau lưng, phụ nữ sau khi sinh thiếu sữa,….
Dịch Vụ Xanh vinh dự được góp mặt trong top Công Ty Cây Cảnh tại TOPBESTVIET.COM