Được biết đến là loại cây gia vị “đặc biệt” trong ẩm thực, cây sả như một sự liên kết thú vị giữa mùi-vị và hương thơm.

Đặc tính

Sả (chi Sả) tên khoa học là Cymbopogon, thân thảo, nằm trong loại Poaceae. Sống lâu năm, mọc thành từng cụm, khóm, cao từ 0,5-1,5m. Lá dài, xanh thẫm hoặc xanh nhạt, mép sắc lẹm, rễ chùm. Củ sả nằm trên mặt đất, là nơi phát triển thành các nhánh lá. Sả có mùi thơm tinh dầu rất dịu thơm đặc trưng. Có nhiều loại sả khác nhau: sả dịu, sả chanh, sả sri lanka, sả hồng, sả juzai,…

Cây sả, một loài cây rau thơm thân thảo
Cây sả, một loài cây rau thơm thân thảo

Điều kiện trồng cây

  • Sả phân bố nhiều ở vùng nhiệt đới và ôn đới ấm, có mặt nhiều nơi trên thế giới: châu Á-Âu-Phi.
  • Sả chịu sáng tốt, phù hợp với đất tơi xốp, đất đen hoặc đất tổng hợp, dễ trồng và trồng được mọi lúc, mọi nơi.

Cách trồng, chăm sóc và thu hoạch

Cách trồng: Sả được gây trồng bằng củ. Củ được trồng dưới đất, đẻ cây con, thích hợp đất vườn, chậu rộng.

Chăm sóc: Cây sả ưa sáng, sống tốt trên nhiều loại đất, sống dai, sống lâu năm nên khâu chăm sóc khá thuận lợi và ít đầu tư, tốn công. Tuy nhiên cần thường xuyên kiểm tra về nước, phân và ánh sáng phù hợp cho cây để cây phát triển nhanh và chất lượng hơn.

Khâu tưới nước: Cần tưới nước cho cây hàng ngày, với lượng vừa phải, tránh quá nhiều nước sẽ gây tình trạng úng rễ dẫn đến chết cây.

Thu hoạch: Sả dùng được tất cả các bộ phận, trừ rễ. Thu hoạch sả thường tùy mục đích mà dùng lá hoặc củ, bằng cách tách củ khỏi khóm. Sau khi thu hoạch cần chú ý đến phân bón, nước và ánh sáng để cây phát triển và nhanh đẻ chồi (cây) mới.

Cây sả dùng với nhiều công dụng khác nhau
Cây sả dùng với nhiều công dụng khác nhau

Lưu ý theo mùa khi trồng

Như đã đề cập ở trên, cây sả ưa sáng, cần lượng nước hằng ngày nhưng vừa phải, nên tránh trồng những lúc có mưa quá lớn sẽ dễ làm cây chết úng; hạn chế không trồng cây ở điều kiện nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh, sẽ làm cây khó phát triển, phát triển chậm hoặc hư rễ dẫn đến chết cây.

Tác dụng: Sả có vai trò đặc biệt trong ẩm thực nhiều nước trên thế giới và chữa bệnh trong Đông y:

Vai trò thực phẩm: Sả có thể được sử dụng tươi hoặc sấy khô, tán thành bột, được dùng trong ướp các loại thịt, gia cầm, hải sản (rất quyện vị và làm cho món ăn thơm, ngon và đặc biệt hơn), nấu canh cari, chè, súp…đặc biệt là cari thì không thể thiếu sả. Sả có một vị trí đặc biệt trong ẩm thực Việt và nhiều nước trên thế giới: Ấn Độ, Thái Lan, Myanmar,…

Vai trò trong y học: Sả trong Đông Y và các nghiên cứu khoa học hiện đại có nhiều tác dụng như:

  • Ngăn ngừa ung thư
  • Giải độc gan
  • Kích thích tiêu hóa
  • Giảm cân
  • Hỗ trợ điều trị rối loạn kinh nguyệt
  • Tốt cho da, tóc, hệ thần kinh
  • Chống trầm cảm

Khi dùng sả trong điều trị bệnh cần tham khảo liều lượng,chỉ định ở người có chuyên môn.

Cây sả dùng làm thức ăn
Cây sả dùng làm thức ăn

Vai trò trong công nghiệp tinh chế tinh dầu

Tinh dầu sả được ưa chuộng nhiều nơi trên thế giới bởi tính kháng khuẩn, làm dịu tinh thần và hương thơm kiêu hãnh của nó, được dùng trong:

  • Nước hoa
  • Thuốc trừ muỗi
  • Xà phòng
  • Nến

Đặc biệt tinh dầu của sả còn có tác dụng trong chữa trị nhiều bệnh (ở mục Vai trò của sả trong Y học)

Giá bán cây:
Sả là loại cây rau gia vị lành tính và thân thiện với môi trường, không chỉ góp phần kiến tạo một không gian xanh, trong lành mà còn có thể tận dụng “không xót một thứ gì” để dùng trong chế biến các món ăn. Nếu bạn không có sẵn giống, hãy mua tại đây với giá cực rẻ:

  • 18.000đ/giỏ = Áp dụng cho giá sĩ
  • 20.000đ/giỏ = Áp dụng cho giá lẻ.
Cảm nhận của khách hàng
B Bùi Thị Phương
Mình muốn trồng cây này, nhưng không biết cách trồng.
19/11/2019
Click cào đây để gửi đánh giá của bạn ngay cho chúng tôi
Đánh giá của bạn rất quan trọng

Hãy cho chúng tôi biết cảm nhận của bạn về sản phẩm Cây sả

Vui lòng cho điểm đánh giá của bạn
Cho chúng tôi được biết tên của bạn
Viết gì đó cho chúng tôi!!
loading rating