Cây si còn là tên gọi khác của cây gừa, một loại cây cảnh bonsai khá quen thuộc với nhiều người với dáng rễ cực kì bắt mắt.
Đặc tính cây gừa
- Cây gừa có tên khoa học là Ficus microcarpa, thuộc họ Moraceae.
- Thân gỗ, mọc nhiều cành, nhánh và thường cao từ 15-20m. Lá có màu xanh thẫm, mọc so le, bản nhỏ, dày, mép nguyên và nhẵn láng. Quả khôn có cuống, kich thước nhỏ khoảng 1cm, mọc từ nách lá, màu xanh non khi sống và lúc chín có màu vàng sọc đỏ. Cây có hoa quả vào tháng 5, tháng 6 trong năm. Bên cạnh rễ chính dưới mặt đất, cây gừa còn có rễ phụ mọc từ các cành ở phía trên, đâm xuống đất và nuôi dưỡng cây từ dinh dưỡng dưới đất. Sau một khoảng thời gian, rễ phụ này lớn dần và to ra, giúp cho cây được giữ đứng chắc chắn, đồng thời tạo ra các thế gốc rất độc đáo.
- Thích hợp với nhiều điều kiện môi trường sống, tốc độ sinh trưởng chậm, đặc biệt sống khỏe, sống bền và sống lâu.
Điều kiện trồng cây
- Cây gừa có nguồn gốc chủ yếu ở vùng Đông am Châu Á với các nước như Ấn Độ, Lào, Campuchia, Indonesia.
- Là cây chịu sáng tốt nên được dùng làm cây công trình.
- Có thể trồng ngoài đất hoặc trong chậu, tùy vào kích cỡ và mục đích trồng cây.
- Thích hợp trồng ở phần đất rộng, thoáng…và hợp với gần gần mọi loại đất, có thể sống trong cả đất hơi chua, phèn.
Cách trồng và chăm sóc
Cách trồng:
- Trồng cây gừa bằng cách giâm cành, chiếc cành hoặc gieo hạt.
- Tuy nhiên, giâm cành hoặc chiếc cành được xem là phương pháp nhân giống cây gừa nhanh và hiệu quả nhất.
Chăm sóc:
- Trồng cây gừa không cần tốn quá nhiều công sức hay phân bón vì chúng rất dễ thích nghi với điều kiện môi trường và có sức sống rất cao.
- Chăm sóc cây gừa không cần cầu kì về kĩ thuật, tuy nhiên cần chú ý đến phân bón (bổ sung dinh dưỡng) và tỉa lá, cành cho cây để hạn chế sâu bệnh và tạo cảm quan tốt.
- Cần tưới giữ ẩm khu vực đất xung quanh cây.
Lưu ý theo mùa khi trồng
Cây gừa ưa sáng, nhu cầu nước, dinh dưỡng trung bình, nên tránh trồng những lúc có mưa quá lớn sẽ dễ làm cây chết úng; hạn chế không trồng cây ở điều kiện nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh, sẽ làm cây khó phát triển, phát triển chậm hoặc hư rễ dẫn đến chết cây.
Công dụng, ý nghĩa:
- Cây gừa thường được chọn làm cây cảnh trang trí công trình, đô thị, vườn nhà, khuôn viên xí nghiệp, cơ quan, quán cafe, công viên…theo dạng đơn hoặc theo hàng để tạo cảm quan thiên nhiên đồng thời có tác dụng che bóng mát rất tốt.
- Có thể kết hợp cây gừa trong phối tạo hòn non bộ, làm tiểu cảnh, bon sai vì có dáng gốc đẹp.
- Trong y học dân gian, lá và rễ cây gừa có vị đắng nhẹ, tính mát nên có thể phơi khô làm thuốc với các tác dụng như:
Chữa cảm, sốt, viêm amidan, đau nhức xương khớp
Chữa sốt rét, viêm ruột cấp, lị, phong thấp,…
Lưu ý: Khi dùng cây gừa trong chữa bệnh cần tham khảo người có chuyên môn để tránh những tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra.