Thiên phú còn là tên gọi khác của cây vạn lộc, một loại cây cảnh đặc biệt với màu đẹp,sắc hoa tươi tắn, và ý nghĩa phong thủy trong dân gian.
Đặc tính cây vạn lộc
- Cây vạn lộc có tên khoa học là Aglaonema rotundum pink, thuộc họ Ráy.
- Cây bụi thưa, thân cột mảnh, cao từ 25-50cm. Lá mảnh, màu hồng phai, viền xanh lục, mép nguyên, sáng và bóng. Các lá mọc đan xen nhau, tạo thành tầng lớp, cân bằng và hài hòa. Nên tổng thể khi nhìn vào vạn lộc, chúng ta sẽ có cảm giác rất thoải mái và dễ chịu.
- Thích nghi ở nhiều điều kiện sống khác nhau, sinh trưởng mạnh, phát triển nhanh và sống dai.
Điều kiện trồng cây
- Vạn lộc có nguồn gốc từ Thái Lan, Indonesia, sau được trồng phổ biến tại các nước vùng nhiệt đới như :Đông Nam Á, Nam Trung Quốc và Bắc Ấn Độ
- Là cây ưa sáng bán phần, ánh sáng yếu nên thường được làm cây văn phòng, cây nội thất.
- Có thể trồng cây vô bồn chậu, trồng thành luống, trồng vô chậu làm cây để bàn…
Cách trồng và chăm sóc
Cách trồng:
- Cây vạn lộc được trồng bằng phương pháp tách bụi.
- Khi các cây con từ cây mẹ nảy chồi, có thể tách đem trồng ở một môi trường mới, sang qua chậu lớn hơn.
Chăm sóc:
- Chăm sóc vạn lộc không cần quá nhiều công sức hay phân bón vì chúng rất dễ thích nghi các điều kiện môi trường khác nhau, sức sống cao và đặc biệt là phát triển cực nhanh.
- Tuy nhiên cần chú ý về độ ẩm và phân bón định kì cho cây, vì khi có phân bộ lá của cây sẽ phát triển đẹp hơn (điều này áp dụng gần như với tất cả cây làm cảnh).
- Khi vạn lộc bám đất thì sẽ phát triển rất nhanh nên việc chăm sóc sẽ dễ dàngì, chỉ cần bạn xem loại bỏ các lá hư, héo cho cây.
- Nước tưới: Khi trồng trong đất cần tưới cho cây lượng vừa phải, giữ ẩm. Nếu trồng trong chậu trang trí ở trong phòng thì tưới 2 lần/ 1 tuần và 3 lần/ 1 tuần đối với cây ở ngoài trời.
- Cây trồng trong nước: Chú ý thay nước cho cây. Đồng thời có thể bổ sung thêm dung dịch thủy canh để cây phát triển và đẹp bộ lá hơn.
*Lưu ý:
Nếu trồng vạn lộc trong phòng cần đặt vị trí thích hợp có ánh sáng chiếu nhẹ cho cây. Có thể tắm nắng cho cây 1-3 tiếng, 2-3 lần/ 1 tuần để màu lá đẹp và sáng hơn.
Lưu ý theo mùa khi trồng
Vạn lộc là cây nội thất ưa ánh sáng nhẹ, cần nước nhưng lượng vừa phải, nên tránh trồng những lúc có mưa quá lớn sẽ dễ làm cây chết úng; hạn chế không trồng cây ở điều kiện nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh, sẽ làm cây khó phát triển.
Công dụng, ý nghĩa:
- Vạn lộc được người ta ưa dùng làm cây cảnh trang trí để bàn trong nhà, văn phòng, quán cafe, ban công, lối đi, nhà hàng khách sạn,…
- Trang trí cho khuôn viên vườn nhà, biệt thự, trường học, cơ quan,…
- Dùng trong làm tiểu cảnh, hòn non bộ.
- Có tác dụng lọc khí độc, chất bẩn trong không khí, giảm tia bức xạ từ các thiết bị điện tử, mang lại bầu không khí trong lành cho cảnh quan nơi sống
Ý nghĩa:
- Theo phong thủy, vạn lộc như cái tên của chính nó, tượng trưng cho tài vận và may mắn.
- Vạn lộc còn mang ý nghĩa về sự dồi dào năng lượng.
- Đặc biệt hợp với người mệnh Hỏa hoặc Mộc, có thể mang lại nhiều may mắn, thành công cho họ.