Với những đốm màu tươi vui, đẹp mắt cùng với ý nghĩa về sự khai thông may mắn, tài vận và hạnh phúc, cây trúc nhật đốm đã đi vào không gian sống của cộng đồng từ vài năm nay.
Đặc tính của cây trúc đốm
Trúc đốm, trúc nhật còn là tên gọi khác của trúc nhật đốm là cây công trình, bóng mát ưa thích.
Trúc nhật đốm có tên khoa học là Dracaena godseffiana, thuộc họ Bồng Bồng, sinh trưởng chậm.
Trúc nhật đốm mọc thành bụi, cao từ 30-50cm, đôi khi gặp điều kiện thuận lợi có thể cao đến 1m. Thân đốt, mảnh nhưng khá dẻo. Lá đơn, mọc thành nhiều đoạn trên thân, dạng đối hoặc vòng, thuôn dài từ 5-7cm, mềm, trơn, bóng và mép nguyên.
Đặc biệt trên lá trúc nhật đốm có các đốm màu vàng, trắng, phân bố không đều, tỏa rộng khắp mặt lá, trông rất giống dải ngân hà trên bầu trời. Vì vậy, khi đặt cạnh các loại cây khác, trúc nhật đốm nổi bật hơn hẳn.
Hoa trúc nhật đốm mọc thành cụm, tập trung trên đầu nhánh, hướng trắng ngả màu vàng, nhụy và cánh nhỏ, mỏng nhưng thơm hương rất dịu.
Điều kiện trồng cây
Trúc nhật đốm có nguồn gốc từ phía Tây châu Phi, ở các vùng nhiệt đới và được trồng nhiều ở Việt Nam.
Là cây ưa sáng bán phần, ánh sáng yếu nên thường được làm cây văn phòng, nội thất.
Trồng được trong chậu, bình, đất vườn, trong nước,…và hợp với đất đen, đất tổng hợp, đất thịt pha cát,…
Cách trồng và chăm sóc cây
Cách trồng: Trúc nhật đốm được trồng bằng phương pháp tách bụi, giâm cành.
Có thể cắt một đoạn thân khỏe của trúc nhật đốm, giâm 2/3 so với mặt đất (đất thoát nước tốt, giữ ẩm). Sau khi cành giâm nảy reexx có thể đem trồng trực tiếp ra đất mới.
Chăm sóc: Chăm sóc cây trúc nhật đốm không cần quá nhiều công sức hay phân bón vì chúng rất dễ thích nghi các điều kiện môi trường khác nhau, sức sống cao.
Tuy nhiên cần chú ý về độ ẩm và phân bón định kì cho cây, vì khi có phân bộ lá của cây sẽ phát triển đẹp hơn (điều này áp dụng với tất cả cây làm cảnh).
Việc chăm sóc sẽ không quá cầu kì, chỉ cần bạn xem loại bỏ các lá hư, héo cho cây để tạo cảm quan tốt.
Khi trồng trong đất: Cần tưới cần tưới nhẹ giữ ẩm, lượng vừa phải để tránh làm cây bị úng.
Khi trồng trong nước: Thay nước sạch định kì cho cây, có thể trồng trong nước hoặc trong dung dịch thủy canh. Tuy nhiên có một chút dinh dưỡng, phân bón cho trúc nhật đốm thì cây sẽ chóng phát triển và có bộ lá đẹp.
Lưu ý:
Nếu trồng trúc nhật đốm trong phòng cần đặt vị trí thích hợp có ánh sáng chiếu nhẹ cho cây. Ngoài ra chúng còn đường dùng làm cây công trình
Nếu phát hiện gốc, rễ của cây bị thối, hư, cần cắt bỏ ngay phần hư, thay nước mới và sau đó cây sẽ nhanh chóng ra rễ mới.
Lưu ý theo mùa khi trồng
Trúc nhật đốm ưa ánh sáng nhẹ, không cần quá nhiều nước, nên tránh trồng những lúc có mưa quá lớn sẽ dễ làm cây chết úng; hạn chế không trồng cây ở điều kiện nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh, sẽ làm cây khó phát triển, phát triển chậm hoặc hư rễ dẫn đến chết cây.
Công dụng, ý nghĩa:
Với vẻ ngoài lung linh, rực rỡ và sinh động nên trúc nhật đốm thường dùng làm cây cảnh trang trí để bàn trong nhà, văn phòng, quán cafe, ban công, lối đi, nhà hàng khách sạn,…
Trang trí cho khuôn viên vườn nhà, biệt thự, trường học, cơ quan,…
Dùng trong làm tiểu cảnh, hồ thủy sinh, hòn non bộ, thường được trồng trong chậu thủy tinh chứa dung dịch thủy sinh,…
Có tác dụng lọc khí độc, chất bẩn trong không khí, giảm tia bức xạ từ các thiết bị điện tử, tạo cảm quan cho không gian,…
Có thể dùng lá trong cắm hoa.
Ý nghĩa của cây trúc đốm
Theo phong thủy Trung Hoa, trúc nhật đốm tượng trưng cho sự may mắn, tài vận và suôn sẻ.
Là điềm lành cho gia chủ đồng thời còn mang nghĩa thanh cao, khí tiết.
Hợp với người mệnh Mộc, có thể mang lại nhiều may mắn, thành công cho họ.