Canh rau ngót nấu bắp non, một loại canh thường thấy trong bữa ăn dân giã của người Việt, nước màu xanh trong, thanh mát và ngọt tự nhiên nhưng cũng rất giàu chất xơ. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn những đặc điểm của loại cây rau này, để bạn có thể dễ dàng gây cho mình một vườn rau ngót nhà trồng và làm những món canh thơm ngon, dinh dưỡng cho người thân yêu?
Đặc tính
Bù ngót, bồ ngót, rau tuốt còn là tên gọi khác của cây rau ngót là cây gia vị và rau thơm (tên khoa học: Sauropus androgynus)
Thuộc họ thầu dầu Euphorbiaceae, loại cây bụi, thân gỗ nhỏ, nhẵn, mọc thẳng, có thể cao từ 1,5m đến 2m. Khi còn non thân có màu xanh lục, mềm nhưng về già thì chuyển thành nâu thẫm, cứng. Lá rau ngót hình bầu dục, dài từ 3-5cm, xanh thẫm, mép nguyên, mọc so le nhau. Hoa rau ngót có thể màu xanh, vàng hoặc đỏ, mọc dưới tán lá, cách khoảng nhau.Trái rau ngót khá giống trái cà pháo nhưng nhỏ hơn rất nhiều về kích thước.
Điều kiện trồng cây
Rau ngót phân bố ở các vùng châu Á-Âu (bụi hoang) và có nhiều tại Việt Nam trong vai trò cây rau dùng trong các bữa ăn.
Rau ngót chịu sáng tốt, phù hợp với đất tơi xốp, đất đen hoặc đất tổng hợp, dễ trồng, dễ chăm sóc.
Cách trồng, chăm sóc và thu hoạch
Cách trồng: Rau ngót một loại cây rau thơm được trồng bằng cách giâm cành. Chọn đoạn cành khỏe mạnh, không sâu bệnh, từ 20-25cm (trừ phần gần rễ và ngọn non). Ghim nghiêng 2/3 cành xuống đất so với mặt đất. Có thể trồng được khắp mọi nơi, trong thùng, khay hoặc đất vườn, hàng rào.
Chăm sóc: Rau ngót khi đã bén rễ từ cành giâm thì sẽ bám đất và phát triển nhanh chóng. Trồng rau ngót không tốn quá nhiều công sức hay phương tiện, phân bón. Tuy nhiên cũng cần chú ý quan sát các bệnh, sâu trên cây rau ngót để kịp thời phát hiện và tiêu diệt kịp thời.
Khâu tưới nước: Cần tưới nước cho cây hàng ngày, tưới giữ ẩm với lượng vừa phải, tránh quá nhiều nước sẽ gây tình trạng úng rễ dẫn đến chết cây.
Thu hoạch: Rau ngót thu hoạch chủ yếu phần lá. Khi các đọt ngon cao khoảng 20-25cm thì cắt ngang, thu đọt lá non hoặc tuốt phần lá đã già. Sau khi thu hoặc chú ý đến phân bón và tưới nước để rau phát triển đợt lá mới.
Cây cho thu hoạch quanh năm và rất nhiều.
Lưu ý theo mùa khi trồng
Như đã đề cập ở trên, rau ngót ưa sáng, cần lượng nước hằng ngày nhưng vừa phải, nên tránh trồng những lúc có mưa quá lớn sẽ dễ làm cây chết úng; hạn chế không trồng cây ở điều kiện nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh, sẽ làm cây khó phát triển, phát triển chậm hoặc hư rễ dẫn đến chết cây. Cây trồng được mọi lúc mọi nơi.
Tác dụng
Cây rau ngót không chỉ là món rau ngon trong bữa ăn gia đình với nhiều dinh dưỡng bổ ích mà còn là vị thuốc lành trong dân gian.
Vai trò thực phẩm:
- Dinh dưỡng dồi dào: vitamin c, photpho, canxi, axit amin,…đặc biệt là không chứa chất béo có hại và giàu chất xơ có lợi cho tim mạch và tiêu hóa.
- Rau ngót sau khi tuốt lá (non hoặc già) rửa sạch, vò sao cho lá dập, thả vào canh thịt bằm hoặc bắp non thì sẽ cho ra vị nước thanh mát, ngọt tự nhiên, trong xanh,…rất phổ biến trong ẩm thực Việt.
Vai trò trong Y học:
Rau ngót ngoài việc dùng lá để nấu canh còn có thể dùng rễ hoặc lá để làm thuốc, chữa các bệnh sau:
- Chữa xót nhau
- Tưa lưỡi
- Táo bón, đổ mồ hôi trộm ở trẻ em
- Đái dầm
- Sưng nhức bàn chân
- Chảy máu cam
- Nám da
- Thanh nhiệt, giải độc
- Hạ huyết áp
- Hỗ trợ điều trị tiểu đường
- Lợi sữa
- Giảm cân
- Cải thiện đời sống tình dục ở nam giới
Tuy nhiên khi sử dụng rau ngót trong điều trị bệnh cần có sự tham khảo từ người có chuyên môn để tránh các trường hợp không mong muốn có thể xảy ra.