Môn to, dọc mùng, ráy dọc mùng là những tên gọi khác của môn bạc hà, một loại cây rau gia vị không thể thiếu trong những bát canh chua đậm vị, thơm ngon.
Đặc tính
Môn bạc hà là loại cây thân thảo đa niên, có thân ngầm phát triển thành củ, bao gồm các bộ phận sau:
Thân: Thân của môn bạc hà là dạng thân ngầm, phát triển thành củ dưới đất. Từ thân ngầm mọc lên các bẹ lá, dài từ 1-1,2m, có phiến lá rộng.
Củ: Củ của môn bạc hà là từ thân ngầm tạo thành, một hoặc nhiều củ trong một bụi. Củ cứng, vỏ mềm, xù xì, nâu hoặc đen thẫm, chứa đọc tố gây ngứa nên không ăn sống được (thành phần hóa học có trong củ môn bạc hà khá tương đồng với củ ráy).
Lá: Lá đơn, tán rộng, hình mũi tên, mọc so le, ở giữa có gân màu trắng chạy dọc dài theo phiến lá. Bẹ lá gắn với thân lá, phát triển từ thân ngầm, mọng nướcdày, lõm một bên, màu xanh nhạt, có phấn trắng phủ mỏng xung quanh; khi tước vỏ ngoài thì bên trong rất xốp, mềm, màu trắng đục, có chất dịch gây ngứa.
Hoa: Hoa mọc thành chùm, cụm thơm, gồm hoa đực, hoa cái và hoa trung tính, thường nở vào khoảng thời gian từ mùa xuân đến mùa hè.
Quả: Quả của môn bạc hà có màu đỏ, hình trứng, thường chứa một hạt.
Điều kiện trồng cây
Cây môn bạc hà sống ở các nước vùng nhiệt đới Châu Á như: Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc,…và nhiều vùng ở châu Úc. Môn bạc hà ưa ẩm, chịu sáng tốt, phù hợp với đất tơi xốp, đất đen hoặc đất tổng hợp; dễ trồng và trồng được mọi lúc, mọi nơi.
Cách trồng, chăm sóc và thu hoạch
Cách trồng: Môn bạc hà có quả chứa hạt nhưng loại cây này sinh sản vô tính bằng chồi non mọc từ củ. Đem củ trồng môn bạc hà trồng trong đất ẩm, cây phát triển thành bụi hoặc riêng lẻ, thường thì sẽ trồng xen canh trong vườn cây ăn trái hoặc dưới cây tán rộng nhằm tận dụng nguồn dinh dưỡng vừa hạn chế được cỏ dại.
Chăm sóc: Vì dễ sống lại thích hợp với điều kiện tự nhiên về thổ nhưỡng và khí hậu nước ta nên quá trình chăm sóc bạc hà môn không khó, dễ dàng và không đòi hỏi quá nhiều công sức, đầu tư. Tuy nhiên cần chú ý đến đất, nước và phân bón kịp thời thường xuyên hoặc định kì để cây phát triển tươi tốt, cho bẹ nhiều và chất lượng hơn.
Khâu tưới nước: Môn bạc hà ưa ẩm, nhưng đất cũng cần thoát nước tốt nên khi tưới cho loại cây này cần tưới với lượng nước vừa phải, tránh tình trạng tưới quá nhiều gây úng củ, chết cây.
Thu hoạch: Thường sau 3 tháng môn bạc hà sẽ cho thu hoạch. Sản phẩm thu hoạch của môn bạc hà chủ yếu là bẹ lá. Bẹ lá đạt chuẩn thường dài, to và mướt. Khi thu hoạch, cắt bẹ sát với thân củ. Mầm củ ở giữa thân sẽ tiếp tục cho ra các bẹ tiếp theo nên cần bón phân, nước hợp lí sau mỗi đợt thu hoạch. Những củ già thường được thu hoạch để làm thuốc trong Đông y và Tây y.
Lưu ý theo mùa khi trồng
Như đã đề cập ở trên, môn bạc hà là loại cây ưa ẩm, cần lượng nước vừa phải, nên tránh trồng những lúc có mưa quá lớn sẽ dễ làm cây chết úng vì thừa nước; hạn chế không trồng cây ở điều kiện nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh, sẽ làm cây khó phát triển, phát triển chậm hoặc hư rễ ở củ dẫn đến chết cây.
Tác dụng
Môn bạc hà là một loại cây rau thơm, đồng thời cũng là một bài thuốc được sử dụng trong y học.
Vai trò thực phẩm
Bẹ của môn bạc hà dùng trong chế biến các món ăn thường ngày trong gia đình:
Dùng nấu canh chua, lẫu chua, nhúng lẫu: Nhắc đến môn bạc hà thường người ta sẽ nghĩ ngay đến món canh chua hoặc lẫu. Bẹ lá được bỏ vỏ, rửa sạch, thái mỏng, khúc vừa ăn, được bỏ vào nồi canh chua hoặc lẫu ở giai đoạn gần hoàn tất món ăn. Khi chín, bẹ mềm, hơi dai, sựt, có màu xanh trong vắt, ngọt và thấm vị của nước canh, đặc biệt là ăn không ngấy, không ngán. Đó cũng chính là lí do mà người Việt Nam, đặc biệt là dân miền Nam xem món canh chua nấu bẹ môn bạc hà như một món ăn truyền thống, đặc sản.
Dùng làm gỏi, nộm: Môn bạc hà sau khi sơ chế sẽ được trụn nước sôi, sau vắt cho ráo và dùng làm nộm hoặc bóp gỏi với đậu phộng, thịt, chả, tôm,rau húng, quế,…thì gọi là ngon hết sảy. Món này ăn với cơm rất hợp vị lắm luôn.
Dùng làm rau luộc, xào, kèm với các món hầm: Chỉ đơn giản là sau sơ chế, thả bẹ môn bạc hà vào nồi nước sôi, vớt ra, ráo nước là được món luộc dân giã, dễ nghiền khi ăn kèm với rau húng, quế chấm tí mắm cay; có thể bỏ xào, hầm chung với rau củ hoặc thịt ba chỉ thì khi dùng vị rất thanh, vừa vẹn.
Dùng muối dưa chua: Bẹ môn bạc hà còn được dùng làm muối dưa chua, khá giống với muối cải, sau 3-5 ngày sẽ cho ra thành phẩm. Bẹ môn bạc hà muối chua thường được ăn kèm với nhiều loại rauhoặc xào chung với thịt đem lại hương vị vô cùng lạ miệng và ăn được cơm lắm.
Vai trò trong y học
Đông y:
Củ rễ của cây môn bạc hà chứa chất độc gây ngứa nhưng nếu dùng đúng cách, biết cách dùng sẽ tạo ra một bài thuốc tốt có nhiều tác dụng chữa trị các bệnh:
- Cảm cúm
- Xương khớp sưng, viêm
- Vết thương do côn trùng độc cắn
- Kinh phong
Mọi phương thức chế thuốc để điều trị bệnh từ củ môn bạc hà cần có sự tham khảo từ người có chuyên môn.
Tây y
Trong củ môn bạc hà có chứa Alocasin, một chất có hoạt tính kháng khuẩn và kháng nấm, chống Botrytis cinerea, làm giảm hoạt tính của men HIV-1 reverse transcriptase,…
Giá bán cây:
Môn bạc hà không chỉ là phương thuốc mà còn là một loại rau gia vị dùng làm món ăn và thương phẩm để bán rất phổ biến, đôi khi lại trở thành cây cảnh dưới bàn tay chăm sóc kĩ lưỡng của người yêu thiên nhiên, vậy thì còn chờ gì khi mà không “tậu” ngay về với giá rất thân thiện:
- 38.000đ = Áp dụng cho giá sĩ
- 40.000đ =Áp dụng cho giá lẻ.