Được nuôi dưỡng bởi khô cằn và khắc nghiệt, xương rồng lớn lên như một sự kiêu hãnh bền bỉ tượng trưng cho ý chí của loài người, cũng chính vì lẽ đó mà nhiều người lựa chọn loài cây sức mạnh này cho không gian sống của mình.
Đặc tính của cây xương rồng
Xương rồng một loại cây cảnh để bàn có tên khoa học là Euphorbia antiquorum thuộc họ Đại Kích.
Là cây mọng nước, hai lá mầm và có nhiều kiểu, dạng sống khác nhau như: mọc thẳng đứng, tạo thành bụi, kí sinh trên thân cây khác hoặc phủ sát mặt đất. Phần lớn lá xương rồng tiêu biến thành gai và bộ rễ dài, khỏe để thích nghi tốt với điều kiện sống khô cằn. Xương rồng rất hiếm khi nở hoa, nhưn hoa xương rồng rất đẹp và lâu tàn. Cánh hoa mỏng nhẹ, phan bố đều và đa phần là hoa lưỡng tính. Màu sắc của hoa không giống nhau và tùy vào từng loại. Đối với những loại xương rồng có trái, trái của chúng thường chứa rất nhiều hạt, một vài loại ăn được và mang dinh dưỡng cao.
Tốc độ sinh trưởng nhanh, đặc biệt sống rất khỏe và sống cực kì lâu.
Cây xương rồng có nhiều loại khác nhau: 125 đến 130 chi và 1.400–1.500 loài.
Điều kiện trồng cây
Xương rồng có nguồn gốc từ vùng châu Mỹ, đặc biệt là các sa mạc.
Là cây chịu sáng trực tiếp.
Trồng được trong chậu, đất vườn, …và hợp với đất đen, đất tổng hợp, đất thịt pha cát (đất thoát nước tốt, có thể chứa dinh dưỡng).
Cách trồng và chăm sóc
Cách trồng: Trồng xương rồng bằng các cách: trồng bằng hạt, thân, nuôi cấy mô, gốc, cành, tách bụi. Tùy theo loại mà cách nhân giống khác nhau sao cho thuận tiện và đạt hiệu quả nhất. Nếu trồng bằng hạt, hãy gieo chúng ở đất ẩm, nơi thoáng ráo; nếu trồng bằng thân, hoặc cành, hãy chọn những đoạn thân, cành khỏe. Việc nhân giống xương rồng khá dễ và không cần phải chú trọng quá nhiều về yếu tố kĩ thuật hay dinh dưỡng, nhiệt độ.
Chăm sóc: Chăm sóc xương rồng không cần tốn quá nhiều công sức hay phân bón vì chúng rất dễ thích nghi với điều kiện môi trường và có sức sống cực kì cao. Có thể nói xương rồng thuộc top những loài thực vật sống dai và dễ sống nhất hành tinh. Dù khâu chăm sóc không cần cầu kì nhưng bạn cần chú ý về độ ẩm và phân bón định kì cho cây, vì khi có phân cây sẽ phát triển nhanh và lên dáng, màu đẹp hơn. Cần tưới nhẹ và giữ ẩm khu vực đất xung quanh cây. Có thể tưới 1 lần/ 1 tuần vì xương rồng không ưa nước cho lắm.
*Lưu ý:
Nếu trồng xương rồng trong phòng cần đặt vị trí thích hợp có ánh sáng chiếu nhẹ cho cây. Có thể tắm nắng cho cây 5-6 tiếng, 4-5 lần/ 1 tuần để đảm bảo sức sống cho cây.
Nếu thiếu ánh sáng thì xương rồng phát triển rất chậm và dễ chết .
Khi tưới nước cho xương rồng cần tưới đẫm một lần để giữ ẩm cho cây, không tưới quá nhiều lần khi đất vẫn chưa khô. Điều này sẽ làm cho cây dễ thối rễ, thối thân.
Tương tự như sen đá, xương rồng là loài cây chịu hạn vì vậy mà “thà chết khô còn hơn chết nước”, nên hãy nhớ là đừng tưới cho chúng quá nhiều. Đôi khi sự quan tâm thái quá của bạn sẽ dẫn đến cái chết của cây.
Lưu ý theo mùa khi trồng
Xương rồng loại cây cảnh trang trí rất ưa sáng, nhu cầu nước, ẩm, dinh dưỡng trung bình, nên tránh trồng những lúc có mưa quá lớn sẽ dễ làm cây chết úng; hạn chế không trồng cây ở điều kiện nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh, sẽ làm cây khó phát triển, phát triển chậm hoặc hư rễ dẫn đến chết cây.
Công dụng, ý nghĩa:
Xương rồng thường được chọn làm cây cảnh trang trí vườn nhà, khu nghỉ dưỡng, cafe, ban công, lối đi, và thường được ưa làm hàng rào.
Xương rồng còn là một loại thực vật quan trọng trong việc góp phần tạo cảnh quan trên sa mạc, đồi núi,…
Một số loại xương rồng còn có thể đi vào thương mại, chúng có thể trồng để lấy trái, lấy lá (trong thực phẩm); trong công nghiệp nhuộm; trong Y dược.
Đặc biệt xương rồng còn có khả năng lọc được bụi bẩn, chất độc trong không khí, làm giảm lượng bức xạ từ các thiết bị điện tử, làm sạch không khí và tạo cảm quan môi trường rất tốt.
Ý nghĩa: Trong tình yêu, xương rồng mang ý nghĩa về sự thủy chung, nồng nàn và thấu hiểu (trong tiếng Tây Ban Nha, xương rồng có nghĩa là hãy đến và mang em đi).
Trong cuộc sống, xương rồng như hiện thân của con người được tôi luyện qua phong sương và nỗi đau để lớn lên, trưởng thành và kết hoa rực rỡ. Thân xương rồng đầy gai nhọn, tựa vẻ khó gần và xấu xí nhưng hoa xương rồng lại tuyệt đẹp trong ánh sáng vì vậy nó mang biểu trưng cho ý chí, sức sống, niềm tin và khát vọng cháy bỏng của con người trong hành trình chinh phục chính mình.
Trong phong thủy, xương rồng vì nhiều gai nên như một báo hiệu của điềm dữ, tuy nhiên, dữ sẽ hóa lành và thành thịnh vượng, an lành khi bạn đặt cây ngoài ban công, trước cửa hoặc có thể là ngoài vườn vì nó giúp ngăn chặn khí vận không tốt từ bên ngoài.
Chăm xương rồng hay sen đá đều là một thói quen tốt, nó không chỉ rèn luyện bạn ở tính nhẫn nại, kiên trì, mà còn tác động tích cực đến tinh thần, đem đến cho bạn nguồn năng lượng tích cực dồi dào, cùng với sự trong sáng, thanh khiết trong tâm hồn.