Cây râu rồng ( hay còn gọi là cây Râu rồng lá, Râu tây, Thông đất), một giống cây trang trí được nhiều người ưa thích bởi hình dáng bắt mắt cùng với sắc xanh tươi mát, dịu nhẹ.
Đặc tính cây râu rồng
Cây râu rồng có tên khoa học là Huperzia squarrosa, thuộc họ Lycopodiaceae.
Cây thân thảo, mềm và cao khoảng 50cm. Lá xếp hình xoắn ốc, màu xanh nhạt, bản nhỏ, hình kim. .
Thích nghi khá tốt với điều kiện môi trường sống (khả năng chịu hạn tốt), tốc độ sinh trưởng trung bình, sống bền và sức sống cao.
Điều kiện trồng cây râu rồng
Có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới cực lục địa.
Là cây cảnh chịu sáng nhẹ đến râm mát.
Thích hợp trồng ký gửi trên giá thể hoặc cây thân khô.
Cách trồng và chăm sóc cây râu rồng
Cách trồng:
Trồng râu rồng bằng cách tách bụi.
Râu rồng cũng có thể được trồng trong dạng chậu treo, điều này làm cho cây rủ xuống tầng tầng, lớp lớp mềm mại, trông như liễu rủ rất đẹp mắt.
Chăm sóc:
Râu rồng vốn là cây dây leo rất dễ chăm vì chúng thích nghi tốt với điều kiện môi trường khắc nghiệt, ít sâu bệnh và có sức sống cực kì cao.
Chăm sóc râu rồng không cần cầu kì về kĩ thuật, tuy nhiên cần chú ý tỉa cành già cỗi cho cây để tạo cảm quan và ngừa sâu bệnh tốt hơn.
Cần tưới nhiều nước, giữ ẩm khu vực đất xung quanh cây.
Để được chăm sóc cây chuyên nghiệp, hiệu quả, quý khách vui lòng xem thêm dịch vụ chăm sóc và cắt tỉa cây hoa cảnh của Dịch Vụ Xanh để được tư vấn về cách trồng cây râu rồng tốt nhất
Lưu ý theo mùa khi trồng
Râu rồng ưa sáng nhẹ, râm mát, nhu cầu nước, dinh dưỡng trung bình, nên tránh trồng những lúc có mưa quá lớn sẽ dễ làm cây chết úng; hạn chế không trồng cây ở điều kiện nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh, sẽ làm cây khó phát triển, phát triển chậm hoặc hư rễ dẫn đến chết cây.
Công dụng, ý nghĩa:
Râu rồng không có yêu cầu cao, dễ chăm, dễ sống, lại có sắc xanh rất đằm thắm nên thường được chọn trồng trang trí công trình, vườn nhà, biệt thự, treo ban công, quán cafe ….
Trong Y học dân gian, râu rồng có một số tác dụng điều trị và chữa các bệnh như: lợi tiểu, giảm đau, chống co thắt, phong thấp, viêm gan cấp tính, kiết lị, mắt đỏ, nôn ra máu, vết bỏng, đại tiện ra máu, quáng gà, đẻ non, bỏng lửa, phù thủng,…
(Khi sử dụng râu rồng trong điều trị cần tham khảo ý kiến từ người có chuyên môn).
Có khả năng lọc bụi bẩn, điều hòa không khí và tạo cảm quan môi trường rất tốt.