Dây đậu biếc, Đậu hoa tím, Bông biếc,…còn là những tên gọi khác của cây Đậu biếc, giống cây có hoa mang sắc màu vô cùng ấn tượng được dùng để chế biến thành những món ăn, thức uống rất đẹp mắt.
Đặc tính cây đậu biếc
Cây đậu biếc có tên khoa học là Clitoria ternatean, thuộc họ Fabaceae.
Cây thân thảo, dạng cây dây leo và cao đến gần 5m. Lá kép lông chim gồm nhiều lá chét, có màu xanh nhạt, mép nguyên.Hoa mọc ở nách lá, dạng đơn hoặc chùm, có màu tím biếc, trắng, xanh hoặc xanh nhạt với lông mịn bao phủ. Quả dẹt, chứa hạt màu nâu hoặc đen bóng.
Thích nghi khá tốt với điều kiện môi trường sống, tốc độ sinh trưởng nhanh và sức sống cao.
Điều kiện trồng cây đậu biếc
Có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới.
Là cây cảnh chịu sáng trực tiếp đến râm bán phần.
Thích hợp trồng ở chậu hoặc phần đất rộng, thoáng…và hợp với đất trồng tơi xốp, đất đen, đất tổng hợp, đất thịt pha cát,…(đất dinh dưỡng, thoát nước tốt)
Cây đậu biếc
Cách trồng và chăm sóc cây đậu biếc
Cách trồng: Trồng đậu biếc bằng cách gieo hạt.
Chăm sóc:
Đậu biếc rất dễ chăm, ít sâu bệnh và có sức sống cực kì cao.
Chăm sóc đậu biếc không cần cầu kì về kĩ thuật, tuy nhiên cần chú ý đến phân bón bổ sung dinh dưỡng cho cây để cây phát triển, đồng thời nên tỉa cành già cỗi cho cây để tạo cảm quan và ngừa sâu bệnh tốt hơn.
Nếu trồng cây trong nhà cần đặt nơi có ánh sáng nhẹ hoặc thường xuyên tắm nắng cho cây.
20-32℃ là nhiệt độ thích hợp để cây phát triển.
Nên làm giàn cho đậu biếc bò.
Phân bò, phân dê, trùn quế,… là những loại phân thích hợp để trồng cây.
Cần tưới vừa nước, giữ ẩm khu vực đất xung quanh cây.
Để được tư vấn cách trồng và chăm sóc cây miễn phí, quý khách hàng có thể tham khảo dịch vụ chăm sóc cây cảnh sân vườn của chúng tôi ngay hôm nay.
Hướng dẫn trồng cây đậu biếc
Lưu ý theo mùa khi trồng
Đậu biếc ưa sáng toàn phần đến bán phần, nhu cầu nước, dinh dưỡng trung bình, nên tránh trồng những lúc có mưa quá lớn sẽ dễ làm cây chết úng; hạn chế không trồng cây ở điều kiện nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh, sẽ làm cây khó phát triển, phát triển chậm hoặc hư rễ dẫn đến chết cây.
Công dụng, ý nghĩa:
Đậu biếc thường được trồng để khai thác về mặt kinh tế hoặc làm giàn, hàng rào tại vườn nhà,
Hoa đậu biếc có khả năng tạo màu cho các món ăn như chè, xôi, trà, mứt, bánh,…
Rễ đậu biếc dùng để trị một số bệnh như: lợi tiểu, nhuận tràng, làm săn da, …
Lá, cành đậu biếc có thể làm thức ăn cho gia súc hoặc làm phân xanh.
Hạt và thân dùng để nhuộm màu vải.
Có khả năng lọc bụi bẩn, hấp thụ chất độc, điều hòa không khí và tạo cảm quan môi trường rất tốt.